Cách chữa viêm xoang bằng cây giao
Cây giao được còn có nhiều tên gọi khác như cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, càng cua, cây xương khô, thập nhị, cây quỳnh cành giao… Cây giao có tên khoa học là là Euphorbia Tiricabira L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
Cây giao tính mát, vị cay. trong Đông y, cây giao được dùng để sát trùng, thúc sữa, khử phong, tiêu viêm, giải độc, chữa mụn cóc…
Cây giao mọc hoang thành từng bụi cây ở nhiều nơi, mọc trong vừa nhà, rất dễ trồng. Cây giao có thân nhánh tròn, màu xanh lục và bên trong có mủ nhựa không ý bẻ cành nhằm tránh mủ rơi vào mắt.
Chữa viêm xoang bằng cây giao đúng cách
Nguyên liệu:
- 15 đến 20 đốt cây giao.
- Một ấm đun nước nhỏ. Chú ý dành riêng 1 ấm hoặc xoong để đun nước cây giao để tránh độc từ cây giao dính vào nước uống.
- Một tờ giấy lớn dài khoảng 50 cm tùy loại có thể sử dụng như giấy vở, giấy lịch lớn hoặc giấy A4 (chú ý không để ống giấy quá dài hoặc quá ngắn)
Cách thực hiện:
- Quấn tờ giấy đã chuẩn bị thật chặt, sao cho một đầu ống vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm, đầu còn lại nhỏ hơn sao cho vừa mũi để hít.
- Tùy theo số lượng đốt cây giao đã chuẩn bị để ước lượng lượng nước, đổ nước vào ấm.
- Thái nhỏ đốt cây giao và cho vào ấm (cắt cây ngay trên miệng ấm để khi nhựa cây chảy ra có thể nhỏ trực tiếp vào trong ấm, chiều dài cần thái khoảng nửa đốt ngón tay).
- Đun lửa thật lớn để nước có thể sôi thật nhanh và sôi bùng lên. Khi thấy phần hơi đã bốc ra nhiều thì vặn nhỏ lửa để hơi có thể bốc ra từ từ.
- Cho ống giấy đã quấn sẵn vào miệng vòi ấm (đầu lớn). Dùng mũi hít đầu còn lại của ống (đầu nhỏ). Xông từ 20 đến 50 phút.
- Nếu không thể chịu nóng thì có thể tắt bếp, đến khi khói bốc ít dần thì bật bếp lại.
Lưu ý kiên trì chữa viêm xoang bằng cây giao 2 lần/ ngày (sáng, tối). Sử dụng từ 3 đến 5 ngày sẽ đạt được kết quả. Tuy nhiên cần phải xông đều cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.
Những lưu ý khi chữa viêm xoang bằng cây giao
- Trong cây giao chứa một lượng độc tố rất lớn. Vì vậy, tuyệt đối không cho nhựa giao dính vào mắt vì có thể gây mù lòa.
- Tuyệt đối không được dùng ấm/xoong đã nấu cây giao để đun nước uống.
- Không dùng bài thuốc này cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Nên xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng hơi nóng lúc chất nhựa còn đậm đặc.
- Không xông trực diện với vòi ấm mà phải nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng xông thẳng vào mặt.
- Lưu ý hít sâu vào hốc mũi.
Có những bệnh nhân sẽ cảm thấy sổ mũi nhiều kéo dài từ 2 đến 3 ngày khi sử dụng phương pháp này. Nhưng nếu tiếp tục xông hơi cho những ngày khác nhau sẽ dịu dần và thuyên giảm bệnh. Một số bệnh nhân khác sẽ cảm thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Tuy nhiên cũng sẽ dịu dần cơn đau khi xông tiếp cho tới khi khỏi bệnh.
Theo Nội khoa Việt Nam
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm