Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Viêm tiết niệu thường xảy ra ở những người phụ nữ trẻ mới lập gia đình hoặc trong giai đoạn đầu sinh hoạt tình dục. Và làm sao để điều trị khỏi căn bệnh này được nhiều người quan tâm.
07/04/2018 14:03

Nguyên nhân của viêm đườngtiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu trong quá trình tiểu tiện. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và dễ tái phát.

Theo các chuyên gia cho biết có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tiết niệu như:

Do vi khuẩn E.coli gây ra và một số loại vi khuẩn khác như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, nấm...

Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận cũng dẫn đến bệnh viêm tiết niệu.

Bệnh lậu là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục dẫn đến viêm tiết niệu.

Niệu đạo của nam giới bị chít hẹp, cấu tạo không bình thường là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, những chấn thương dương vật như thủ dâm, quan hệ tình dục thô bạo hay kích thích hoá chất có trong nước hoa, bao cao su đều có thể mắc viêm đường tiết niệu.

cach dieu tri benh viem duong tiet nieu

Viêm nhiễm xuất hiện khi một sinh vật bé xíu từ đường tiêu hoá bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Niệu đạo là một ống mang nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Phần lớn là khuẩn E.coli sống trong ruột. Vi khuẩn này phát triển và nhân lên bội lần gây ra nhiễm trùng gọi là viêm niệu đạo. Dần dần di chuyển đến bàng quang, nếu không chữa trị kịp thời có thể di chuyển vào niệu quản gây viêm thận.

Người mắc viêm tiết niệu có thể có các biểu hiện như đau tức, nóng rát khi đi tiểu. Thường xuyên buồn đi tiểu, thậm chí là liên tục vào ban đêm. Ngoài ra, nước tiểu ít, đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nước tiểu có mùi, có máu và đục, triệu chứng này gia tăng theo từng ngày khi bệnh nặng thêm. Vùng bụng dưới đau rát do viêm tiết niệu, cơ đau kéo dài và kéo đến vùng thắt lưng. Những trường hợp nặng hơn là cảm giác ớn lạnh, sốt và buồn nôn, nôn ói...

Từ những biểu hiện của viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời có thể làm giảm các chức năng của bàng quang, thận, gây tổn thương tới hệ tiết niệu.

Cách phòng tránh và chữa trị viêm tiết niệu

Để phòng tránh nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cần giữ gìn vệ sinh cá nhan sạch sẽ, tránh các chất có thể gây kích thích niệu đạo như xà phòng hay chất khử mùi tại chỗ...

Đi tiểu trước và sau khi quan hệ, sử dụng biện pháp an toàn để tránh lây lan các bệnh về đường tình dục. Các bác sỹ chuyên gia khuyến cáo nên sống chung thuỷ một vợ một chồng.

Uống nhiều nước để tăng cường lượng nước tiểu để tống vi khuẩn khỏi đường tiểu.

Không nên nhịn tiểu vì nước tiểu có thể tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển.

Các loại đồ lót không nên mặc quá chật, không thấm mồ hôi và các dụng cụ thụt rửa.

Bổ sung các chất dinh dưỡng để ngăn ngừa viêm bàng quang và hạn chế vi khuẩn phát triển ở trong nước tiểu.

Bổ sung vitamin C để giảm khả năng mắc viêm đường tiết niệu.

cach dieu tri benh viem duong tiet nieu 1

Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu không nên quá sức. vội vã sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.

Với những bệnh nhân mắc sỏi đường tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt... cần điều trị để loại bỏ nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.

Hạn chế sử dụng các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn...

Khi phát hiện có các dấu hiệu của bệnh viêm tiết niệu cần có cách phòng ngừa đúng cách để cơ thể khoẻ mạnh, không còn nỗi lo lắng vì tiểu không hết, đau buốt ở đấng mày râu.

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

comment Bình luận

largeer