Con người nhịn tiểu được bao lâu?

Con người nhịn tiểu được bao lâu? Các bác sĩ khuyến cáo rằng hành động này có thể khiến bàng quang hoạt động quá sức, gây ra sỏi thận thậm chí tử vong.
03/04/2018 11:19

Con người nhịn tiểu được bao lâu?

Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (8 ly nước). Khi bàng quang đầy cơ thể sẽ phản hồi và gửi tín hiệu lên não để bạn tìm nhà vệ sinh gần nhất. Nếu bạn thường xuyên kìm nén việc đi tiểu sẽ gặp phải những ảnh hưởng cho cơ thể.

Khả năng nhịn tiểu của mỗi người khác nhau, có người nhịn lâu dài, có người nhịn được ít hơn. Những điều này phụ thuộc vào tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Khi nhịn tiểu lâu và liên tục cơ thể sẽ không nhận biết được đâu là lúc thích hợp để đi vệ sinh. Và càng nhịn, vi khuẩn càng phát triển thuận lợi trong bàng quang gây ra rủi ro sức khỏe như:

- Nhiễm khuẩn đường tiết liệu. Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết liệu. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang có thể lây lan đến thận. Phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn đàn ông.

Các biểu hiện khi nhiễm trùng đường tiết liệu như nước tiểu đục, có máu, hay buồn tiểu, cơ thể sốt nhẹ và đi tiểu có cảm giác nóng rát.

con nguoi nhin tieu duoc bao lau

Con người nhịn tiểu được bao lâu? Khả năng nhịn tiểu phụ thuộc vào tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang

- Viêm bàng quang kẽ. Bệnh này gây viêm và đau đơn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Người bị bệnh này sẽ đi tiểu nhiều hơn và lượng nước tiểu nhỏ, có trường hợp đi tiểu đến hơn 60 lần/ngày.

- Vỡ bàng quang. Nhịn tiểu khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, lâu có thể gây vỡ bàng quang. Nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc.

- Với những người cao tuổi bị bệnh tim mạch nếu nhịn tiểu sẽ làm tăng áp lực lên động mạch gây tắc nghẽn lưu thông máu lên não.

- Người bị các bệnh mãn tính thì nhịn tiểu càng nguy hơn hơn như tăng huyết áp nhịn tiểu làm thần kinh hưng phấn, tim đập nhanh tiêu hao lượng oxy lớn có thể dẫn đến xuất huyết não, nhồi máu cơ tim.

Đi tiểu thế nào cho đúng?

Theo chuyên gia khuyến cáo, để đi tiểu đúng cách mọi người cần kết hợp hài hòa giữa phản xạ tự nhiên và hành động có ý thức.

- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Điều này phòng tránh tình trạng tiểu són trong lúc ân ái. Đi tiểu trước khi quan hệ sẽ giúp đẩy bớt vi khuẩn ra khỏi niệu đạo, hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm. Sau khi quan hệ bạn cũng nên tập thói quen đi tiểu vì niệu đạo của phụ nữ khá ngắn vi khuẩn dễ xâm nhập trở lại.

Với nam giới thì chờ sau 5-10 phút sự xung huyết ở cơ quan sinh dục giảm thì mới nên đi tiểu, nếu không sẽ bị trào ngược nước tiểu, lâu dần dễ dẫn đến viêm tuyến tiền liệt.

- Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn. Ở điều kiện bình thường, bàng quang chứa được 250-300ml nước. Khi đó phản ứng tự nhiên của cơ thể là muốn thải nước ra ngoài. Trong nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể, nên khi bị ứ đọng, nó sẽ gây sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang... Không chỉ vậy, các loại vi khuẩn sẵn có trong nước tiểu cũng sẽ thừa cơ hội này tấn công vào “vùng kín” khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ bị viêm đường tiết niệu.

con nguoi nhin tieu duoc bao lau 1

Nhịn tiểu lâu sẽ dẫn đến sỏi thận, thậm chí vỡ bàng quang

Nhịn tiểu cũng sẽ gây ra tiểu són, tiểu rắt do cơ thể bị mất phản xạ đi tiểu theo đúng chu kỳ. Nếu để lâu ngày, hiện tượng này cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Xét ở góc độ của bàng quang, khi thường xuyên ở trạng thái căng tràn, nó có thể bị vỡ. Đặc biệt, ở phụ nữ có thai, nhịn tiểu trong thời gian dài có thể gây đẻ non, sảy thai hay nhiễm trùng sơ sinh…

- Đi tiểu khoảng 8 lần/ngày. Theo tính toán của các bác sĩ, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ngày, mỗi lần khoảng 150-300ml nước với định mức khoảng 1800ml/ ngày.

Nếu bạn đi tiểu dưới số lần này, có nghĩa là bạn đang uống quá ít nước, ăn quá ít rau và các thực phẩm chứa nhiều nước. Đây là lỗi mà dân văn phòng hay mắc phải.

Theo điều tra của khoa Niệu -Thận, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, ngồi điều hòa khiến cơ thể không toát mồ hôi và không có cảm giác khát nước, khiến bạn lười uống nước nên ít đi tiểu. Việc tiểu ít sẽ khiến các độc tố trong cơ thể không được thải loại do đó có thể dẫn đến những suy nhược ở thận, bàng quang, niệu đạo...

comment Bình luận

largeer