Cách loại bỏ mùi cơ thể hiệu quả tại nhà
Tẩy tế bào chết bằng baking soda
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ da chết, ngăn ngừa vi khuẩn bám vào bề mặt da. Giúp hấp thụ mồ hôi, loại bỏ môi trường cho vi khuẩn phát triển, giảm mùi hôi cơ thể một cách đáng kể.
Nguyên liệu: 15gram baking soda; 15ml nước.
Cách làm: Trong một cái bát nhỏ, trộn đều baking soda và nước theo tỷ lệ bằng nhau. Khuấy hỗn hợp cho đến khi đặc lại. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da, tập trung vào những vùng dễ có mùi như dưới cánh tay, bẹn và bàn chân. Massage theo chuyển động tròn để tẩy tế bào chết cho da. Rửa sạch da bằng nước ấm.
Thấm khô da bằng khăn sạch để tránh vi khuẩn tích tụ dưới da do độ ẩm. Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng baking soda từ 1 - 2 lần/tuần.

(Ảnh minh họa: BHX)
Khử mùi với giấm táo
Nhờ có tính axit, giấm táo được sử dụng như một chất khử mùi tự nhiên, giúp cân bằng độ pH của da và giảm sự phát triển của vi khuẩn.
Nguyên liệu: 30ml giấm táo; 30ml nước.
Cách làm: Trộn giấm táo và nước theo tỷ lệ bằng nhau trong một bình xịt nhỏ. Sau khi tắm, xịt dung dịch giấm pha loãng vào vùng dưới cánh tay hoặc những vùng dễ có mùi hôi. Để giấm khô tự nhiên trên da. Sau vài giờ, rửa sạch giấm bằng nước.
Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng phương pháp này hàng ngày hoặc khi cần thiết.
Súc miệng bằng trà xanh
Trà xanh chứa polyphenol, có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại vi khuẩn gây mùi.
Nguyên liệu: 1 túi trà xanh; Nước nóng.
Cách làm: Ngâm một túi trà xanh với nước nóng trong 3 - 5 phút. Để trà nguội hoàn toàn. Sau khi tắm, đổ nước trà xanh đã nguội lên vùng dưới cánh tay hoặc những vùng dễ có mùi hôi. Để trà xanh khô tự nhiên trên da. Sau vài giờ, rửa sạch trà xanh bằng nước.
Lưu ý: Bạn cũng có thể thoa trà xanh lạnh trực tiếp vào nách bằng bông gòn. Để có mùi hương dễ chịu, hãy thêm một vài giọt tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu tràm trà vào trà xanh.
Theo Healthshots

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm