Chuyên gia Đông y cảnh báo về việc tùy tiện sử dụng ba kích để bồi bổ

Mặc dù ba kích được sử dụng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh trong Đông y, tuy nhiên không nên vì thế mà dùng một cách tùy tiện để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
18/11/2020 06:35

Mới đây, thông tin giải cứu người đàn ông bị cương dương suốt 30 giờ do uống rượu ba kích để cải thiện sức khỏe tình dục khiến nhiều người e ngại về loại thuốc bổ này. Chúng ta đều biết, ba kích là một vị thuốc bổ trong Đông y. Uống rượu ba kích cũng đồng nghĩa với việc uống thuốc bổ, vậy tại sao lại khiến có người gặp họa đến nỗi nhập viện trong tình trạng cương dương suốt 30 giờ dở khóc dở cười?

Trước thông tin đó, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, ba kích là một vị thuốc bổ nhưng không phải vì thế mà ai cũng có thể sử dụng để bồi bổ sức khỏe.

1

"Trong Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp... Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp", lương y Bùi Hồng Minh cho hay.

Trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong rễ ba kích có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ, rễ tươi có vitamin C. Dân gian lưu truyền, ba kích là một vị thuốc bổ não và tinh khí, được dùng để trị các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, chữa bệnh phong thấp, làm mạnh gân cốt... Người ta cũng thường dùng ba kích nấu với thịt gà để ăn bồi bổ sức khỏe.

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng công nhận, ba kích có thể giúp tăng sức dẻo dai, tăng đề kháng, khả năng chống viêm mạnh mẽ, đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu còn làm tăng khả năng quan hệ tình dục, rễ ba kích giúp hạ huyết áp...

Đây là một vị thuốc bổ toàn vẹn xét theo cả Đông y lẫn Tây y. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định không phải cứ là thuốc bổ thì ai dùng cũng tốt.

Dùng rượu ba kích - Những lưu ý không được bỏ qua

2

- Rượu ba kích ngon bổ nhưng không phải cứ dùng càng nhiều thì càng tốt. Chuyên gia khuyến cáo, không nên uống quá nhiều rượu ba kích trong ngày, mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 ly, uống trong mỗi bữa ăn.

- Khi ngâm rượu ba kích nên ngâm ba kích tím hoặc ba kích kết hợp một số vị thuốc bổ dương như nấm ngọc cẩu, dâm dương hoăc, sâm cau... để tạo ra thuốc bổ tăng cường hiệu quả hơn.

- Khi ngâm rượu ba kích, tốt nhất nên chọn ngâm ba kích tươi. Đối với ba kích khô cần tinh mắt nhận diện hàng thật hàng giả, tránh mua phải ba kích đã bị hấp, ba kích đã dùng, bị hút hết dược chất.

- Ba kích nên bỏ lõi khi ngâm rượu. Nếu không, những vấn đề sinh lý sẽ không được cải thiện mà còn rơi vào trạng thái như mất cảm giác yêu, trên bảo dưới không nghe, dùng lâu dài dẫn đến tình trạng thận hư, hư dương. Do đó, ngâm rượu ba kích đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Những đối tượng không nên dùng ba kích

3

- Nam giới mắc bệnh khó xuất tinh, tinh trùng kém.

- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

- Người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, nếu lạm dụng thì bệnh có nguy cơ tái phát cao và trầm trọng hơn.

- Người bị xơ gan, lao phổi, suy tim.

- Người có tiền sử các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt vì rượu ba kích sẽ khiến mắt thêm mờ và đau hơn.

- Người âm hư hỏa vượng: Theo y học cổ truyền, âm hư hỏa vượng là hiện tượng cơ thể có một số biểu hiện như miệng khô háo nước, khó ngủ, hay sốt nhẹ về chiều, mặt đỏ, mạch ấn vào thường thẳng và yếu, ít có sự thay đổi về nhịp mạch.

- Người thường xuyên đại tiện táo bón: Theo dân gian những người thường xuyên gặp phải tình trạng táo kết cũng không nên uống rượu ba kích.

- Người huyết áp thấp, lạnh bụng: Hạ huyết áp là một tác dụng của củ ba kích, vì vậy người bị huyết áp thấp, hay bị lạnh bụng cũng không nên dùng. Nếu dùng rượu ba kích có thể gây tụt huyết áp, tiêu chảy.

- Người bệnh suy thận, hội chứng thận hư: Mặc dù là một vị thuốc có công dụng bổ thận, nhưng những người mắc chứng bệnh suy thận, hội chứng thận hư cũng không nên dùng. Bởi với những bệnh nhân suy thận, điều quan trọng nhất với người bệnh là điều trị phục hồi chức năng thận trước khi có ý định bồi bổ thận, bổ thận trước khi điều trị bệnh là lợi bất cập hại.

- Người viêm dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong những trường hợp không nên uống rượu ba kích, rượu ngâm thảo dược luôn được khuyến cáo không nên dùng cho mọi trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày nói chung.

Theo Tổ Quốc

comment Bình luận

largeer