Cách phân biệt giữa đột quỵ và trúng gió

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ mới nhìn có vẻ giống như cơn trúng gió thông thường nên người bệnh thường bỏ qua nhưng nếu không xử lý đúng và kịp thời thì bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tử vong. Bản chất của trúng gió và đột quỵ là hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được nó, trước hết cần phải hiểu thế nào là đột quỵ.
15/08/2024 16:15

Biểu hiện của đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột do cục máu đông gây ra chiếm 80% trường hợp bị đột quỵ và do xuất huyết não chiếm 20%. Nếu không chữa trị kịp thời, tế bào thần kinh của bệnh nhân sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, để lại di chứng về sau hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Đột quỵ thì xảy ra rất nhanh chóng như đột ngột xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, tụt huyết áp, té ngã, giảm thị lực, rối loạn thị giác, không nói được, mất nhận thức hoặc hôn mê. Lúc này người nhà cần gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đi cấp cứu gấp, không nên chậm trễ. Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, trong vài năm gần đây đã trở nên phổ biến tại Việt Nam và ngày càng trẻ hóa. Bệnh nhân nếu qua khỏi thường bị liệt nửa người hoặc mất khả năng nói.

dotquy

(Ảnh minh họa: BHX)

Biểu hiện của trúng gió là gì?

Trúng gió là một quan niệm dân gian của người Việt Nam từ xưa đến nay, chỉ tình trạng cơ thể bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi mà người ta thường gọi là bị gió độc nhập vào cơ thể. Thật ra đây chỉ là căn bệnh cảm lạnh vì thời tiết thông thường.

Trúng gió thường để lại các triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân. Triệu chứng này diễn ra chậm, không đột ngột, người bệnh vẫn tỉnh táo và nhận thức được, nói năng bình thường, không bị hôn mê. Những vùng bị trúng gió như vai, cổ… có biểu hiện đau nhức và họ nhận biết được điều đó.

Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

- Đặt đầu nằm cao, thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Nói chuyện để họ giữ bình tĩnh, nếu bất tỉnh thì phải hô hấp nhân tạo.

- Tuyệt đối không di chuyển, xoa dầu hay cạo gió vì nó chỉ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề, đồng thời giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu.

- Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).

Cách phòng ngừa đột quỵ

- Thường xuyên tập thể dục.

- Bỏ thuốc lá và rượu, bia.

- Ăn nhiều rau quả, thịt gà và cá.

- Hạn chế ăn thịt (heo hoặc bò), dầu mỡ, ăn quá mặn.

- Hạn chế làm việc quá sức hoặc luôn trong trạng thái stress hay suy nghĩ quá nhiều.

Chú ý:

- Những trường hợp có các biểu hiện rối loạn chức năng thần kinh khu trú, rối loạn vận động, ngôn ngữ, liệt… cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

- Trường hợp đột quỵ do thiếu máu não đến viên trước 3 giờ thì hiệu quả điều trị tốt, bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy bỏ huyết khối. Đến viện muộn, hiệu quả điều trị giảm đi rất nhiều. 3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ được coi là thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Người bệnh không nên mạo hiểm chờ đợi xem có qua cơn “trúng gió” hay không vì có thể bỏ qua cơ hội điều trị.

Nếu chẳng may những ai mà bị mắc phải căn bệnh này thì bấm vào link "Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tai biến" ở đây để tham khảo: https://www.facebook.com/share/p/zWpRTeQaExDePrQM/

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến. 

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer