Cách uống rượu không đỏ mặt

Cách uống rượu không đỏ mặt? Với lối sống của người Châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam thì bia rượu trở thành một lối văn hóa quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được bia rượu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu bạn những cách để làm sao uống rượu vào không bị đỏ mặt.
15/11/2017 18:10

Tại sao uống rượu bia lại đỏ mặt?

Theo nghiên cứu thì không phải ai cũng bị vướng vào hội chứng bị đỏ mặt khi sử dụng rượu bia. Nó chiếm tới 50% người Châu Á và đa số là những nước Đông Á bị triệu chứng này. Còn đối với người Châu Âu thì triệu chứng này không cao.

cach uong ruou khong do mat

 

Cách uống rượu không đỏ mặt? Đỏ mặt khi uống rượu là tín hiệu để người uống biết nên dừng đúng lúc

Hội chứng đỏ mặt khi uống bia rượu được hình thành bởi sự mất mát một enzym có tên gọi là ALDH2. Enzym này có tác dụng là hạn chế sự tăng trưởng của hoạt chất acetaldehyde trong máu. Theo đó, Enzym ALDH2 sẽ có chức năng giúp các dinh dưỡng acetaldehyde chuyển hóa thành acetate.

Nếu acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ khiến cho cơ thể bị nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh hơn.

Ngoài ra thì acetaldehyde cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu mỗi khi thức dậy sau những cuộc nhậu tới bến. Do đó mỗi cá nhân có một mức độ phản xạ với bia rượu trong máu khác nhau.

Khi nồng đồ cồn đi vào cơ thể cao sẽ khiến cho mao mạch giãn trên toàn cơ thể. Với những người có ngưỡng đáp ứng thấp, các bộ phận có vùng da mỏng và nhạy cảm như mặt,cổ, lưng, mắt... sẽ dễ bị đỏ lên rất rõ.

Việc giãn mao mạch khiến mặt đỏ cũng như là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc. Những nghiên cứu học cũng lưu ý, việc đỏ mặt sau khi dùng rượu bia là triệu chứng tiềm ẩn bệnh huyết áp, gan…

Vậy làm sao để uống bia rượu không bị đỏ mặt. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số phướng pháp dưới đây để bạn lưu ý khi tới mỗi cuộc vui nhậu.

Ăn trước khi uống rượu

cach uong ruou khong do mat 1

 

Cách uống rượu không đỏ mặt? Để dạ dày không bị rỗng sẽ khiến cho rượu khó ngấm nhanh qua niêm mạc dạ dày vào máu

Đây chính là thủ thuật mà người uống bia rượu nào cũng cần phải ghi nhớ. Bởi nếu như để cho dạ dày trống rỗng, cồn sẽ dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Do khi uống rượu vào dạ dày, không có vật cản trở nên nồng độ cồn sẽ tiếp xúc với màng dạ dày và qua niêm mạc dạ dày sẽ ngấm vào máu nhanh hơn. Từ đó nó nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác say nhanh hơn.

Ngoài ra việ bạn uống rượu khi chưa ăn gì còn rất dễ gây nguy cơ viêm loét dạ dày, rất nguy hiểm.

Do vậy trước khi uống hãy nấp đầy dạ dày bằng các thực phẩm thích hợp nhất như sữa và gan lợn.

Trong gan lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, không những vậy chúng còn có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường khả năng phản kháng lại các chất cồn của cơ thể.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể ăn các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Lớp dầu mỡ sẽ giống như một lớp màng bảo vệ khi đi vào dạ dày khiến cho nồng độ cồn khó ngấm qua niêm mạc và vào máu nhanh.

Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng chất béo và đồ nhiều dầu mỡ. Bởi chúng có khả năng gây ra nhiều các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng nếu bạn ăn liên tục.

Uống nước lọc và nước hoa quả

cach uong ruou khong do mat 2

 

Cách uống rượu không đỏ mặt? Trà atiso có tác dụng rất tốt cho việc giải rượu 

Bạn nên uống nước ngay sau khi uống một ly rượu. Đây là một thủ thuật khiến bạn không bị sốc cồn và đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu. Khi đó bạn sẽ không bị say hay bị đỏ mặt khi uống rượu.

Bạn cũng có thể thay thể nước lọc bằng các loại nước hoa quả để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể sau mỗi cuộc nhậu mệt nhọc. Nước ép trái cây như nước cam ép, táo ép hay nước cốt quả Atiso đỏ chứa nhiều thành phần axit amin và hàm lượng đường fructose. Đây là hai chất có tác dụng trung hòa lượng cồn của rượu rất tốt. Từ đó có tác dụng giải rượu nhanh và không đỏ mặt khi uống rượu.

Còn nếu bạn muốn mau tỉnh táo thì có thể uống một ly trà atiso. Vì đây là một loại thảo mộc có khả năng giải rượu rất tốt. Người uống sẽ không bị đỏ mặt cũng như hết cảm giác say rượu ngay khi sử dụng loại trà này.

Không uống rượu pha

cach uong ruou khong do mat 3

 

Cách uống rượu không đỏ mặt? Rượu pha sẽ khiến bạn dễ say, dễ bị ngộ độc hơn

Ở mỗi loại rượu đều có những thành phần, nồng độ rất khác nhau. Vì thế khi uống lẫn lộn nhiều loại rượu hay cả rượu cả bia sẽ dễ làm bạn say hơn.

Việc pha rượu cùng các loại nước ngọt có gas cũng sẽ khiến bạn say nhanh chóng. Bởi phản ứng tạo bọt khí sẽ làm cho chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Hãy hạn chế uống rượu theo cách này nếu không muốn bị đỏ mặt hay say gục ngay tại bàn nhậu.

Uống theo mực độ chịu đựng của bản thân

Tùy thuộc vào thể trạng, cân nặng, sức khỏe, giới tính... mà mỗi người đều có tửu lượng riêng. Hãy hiểu mức độ của bản thân mà biết dừng lại đúng lúc ở đâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe sau mỗi cuộc nhậu cũng như về sau này.

Không thử tửu lượng của nhau

cach uong ruou khong do mat 4

 

Cách uống rượu không đỏ mặt? Nên biết tửu lượng của mình mà dừng đúng lúc

Đừng cố vì bất kỳ lý do gì mà dùng chén rượu để hơn thua nhau trên bàn nhậu. Hãy nhớ hậu quả thì chỉ có bạn phải chịu thôi. Chỉ nên lên ly khi có hành động hợp lý, khéo léo từ chối những lời mời, đả kích từ người khác. Hoặc bạn cũng có thể khuấy động không khí bằng trò chơi.... Hòa nhập được với mọi người mà vẫn kiểm soát được lượng cồn. Đây là một nghệ thuật.

Hy vọng với bài viết trên, chúng tôi đã giúp được bạn xử lý khéo léo mỗi lần nhập cuộc nhậu. Hãy biết bảo vệ sức khỏe của bản thân mà vẫn giữ được hòa khí với mọi người.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer