Cách xử lý các phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19 bằng y học cổ truyền

Giống như bất kỳ loại vaccin nào, vaccine COVID-19 có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ trong thời gian ngắn như đau nhức hoặc mẩn đỏ xung quanh vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ hoặc khớp, ớn lạnh, tiêu chảy… Hầu hết các phản ứng đều nhẹ và tự biến mất sau vài ngày. Đối với các triệu chứng thông thường sau khi tiêm vaccine có thể được cải thiện bằng y học cổ truyền.
23/08/2021 11:28

Các tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vaccine COVID-19

Theo WHO, các phản ứng phụ được báo cáo đối với vaccine COVID-19 chủ yếu là nhẹ đến trung bình và kéo dài trong thời gian ngắn. Chúng bao gồm: sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy và đau tại chỗ tiêm. Khả năng xảy ra dụng phụ sau khi tiêm là khác nhau tùy theo loại vaccine COVID-19 cụ thể.

TIEM VÃ CIN

Sau khi tiêm chủng, người được tiêm chủng cần lưu lại điểm y tế từ 15-30 phút để cán bộ y tế có biện pháp xử lý thích hợp trong trường hợp có phản ứng tức thời.

Những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm thường rất hiếm và thường là trường hợp ngẫu nhiên. Bộ Y tế lưu ý, khi thấy một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm vaccine COVID-19 cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:

Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

Toàn thân có biểu hiện: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Cách xử lý các triệu chứng sau tiêm vaccine COVD-19 bằng y học cổ truyền

Trong hầu hết các trường hợp có các biểu hiện tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19 thông thường trên đều có thể được kiểm soát bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng Paracetamol nếu cần. Nên dùng thêm các phương pháp y học cổ truyền để xử lý các triệu chứng và mau chóng hồi phục sức khỏe sau tiêm.

Hạ sốt

Sốt nhẹ là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19, có thể dùng các phương pháp tự nhiên để hạ sốt như:

Chườm ấm vùng trán, lau khăn ấm vùng nách, bẹn

Dùng chanh hạ sốt (xát chanh, đắp lát chanh lên vùng cổ, ngực, trán, khuỷu tay, sống lưng…

Bù nước, điện giải tự nhiên bằng nước dừa tươi, nước cam, nước chanh, nước ép dưa hấu...

Một nắm rau diếp cá (khoảng 20-30g) giã hoặc xay nhỏ, chế nước ấm, lọc lấy nước uống có thể giúp hạ sốt, nếu khó uống có thể pha thêm một chút đường.

co truyen

Chống mệt mỏi

Hãy uống một cốc trà thảo dược (gừng, quế, đinh hương, bạch đậu khấu, hương nhu tía, cam thảo) đun sôi với một chút mật ong vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới thoải mái, chống lại các triệu chứng khó chịu. Có thể sử dụng trà hoa cúc, trà tía tô cũng rất tốt, tùy vào điều kiện của mỗi người.

Để cơ thể giảm bớt mệt mỏi, sau khi tiêm không nên làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi nhưng không quên vận động nhẹ nhàng với các bài tập dưỡng sinh hoặc đi bộ nhẹ nhàng.

Ăn đủ dinh dưỡng với thức ăn mềm để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, nhất là rau củ quả.

Giảm đau đầu, đau nhức cơ

Những biểu hiện đau nhức sau khi tiêm vaccine có thể được làm dịu bằng xoa bóp, sử dụng các thủ thuật trên da (xoa, xát, miết, phân, hợp) và các thủ thuật tác động trên cơ (day, bóp, vờn…) tại vùng đầu, cổ gáy, lưng và tứ chi. Có thể kết hợp thêm tinh dầu thảo dược xoa bóp để tăng hiệu quả trị liệu. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp chườm thảo dược vào vùng cơ đau nhức.

Khắc phục tình trạng tiêu chảy

Tiêu chảy khiến mất nước, bởi vậy cần chú trọng bù nước, điện giải bằng các loại nước trái cây tươi.

Sử dụng trà gừng sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, ôn ấm tỳ vị và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Việc bổ sung chất xơ cũng giúp tiêu hóa được cải thiện, bởi vậy nên tăng cường ăn các loại rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên cám.

Đau, sưng tại chỗ tiêm

Vì vaccine COVID-19 đang được sử dụng hiện nay là loại tiêm bắp, nên cảm giác đau sưng ở chỗ tiêm là triệu chứng thường gặp.

Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng. Tránh chạm vào vết tiêm; không tự ý xoa dầu, chườm nóng, đắp những khoai tây, trứng gà… lên chỗ tiêm để tránh nhiễm trùng.

Mặc dù vaccine COVID-19 có hiệu quả nhất định đối với việc phòng bệnh COVID-19, không có vaccine nào có khả năng bảo vệ 100%. Vậy nên, để giữ an toàn cho bản thân và những người khác hãy tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm túc các biện pháp chống dịch như khuyến cáo 5K, các chỉ thị về phòng chống dịch, tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể, lạc quan và chuẩn bị tâm lý vững vàng.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang 

Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam

comment Bình luận

largeer