Cần biết gì về thuốc làm mềm phân để điều trị táo bón?

Thuốc làm mềm phân là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay để điều trị, phòng ngừa chứng táo bón. Nhưng trước khi sử dụng loại thuốc này bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về thành phần, cơ chế hoạt động cũng như những tác dụng phụ có thể xảy ra khi đùng để có thể an tâm khi sử dụng.
02/03/2021 16:17

Thuốc làm mềm phân là gì?

cac-loai-thuoc-nhuan-trang

Hình minh họa

Thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng làm mềm phân là nhóm thuốc chuyên được sử dụng trong việc điều trị táo bón. Những loại thuốc này có thành phần chủ yếu là natri hoặc là canxi của docusat – đây là một chất diện hoạt, chất này có khả năng làm giảm sức căng bề mặt và làm cho nước dễ thấm vào khối phân. Vì thế có thể làm phân mềm và dễ ra ngoài hơn.

Thuốc làm mềm phân thường được bào chế dưới nhiều dạng như viên nang mềm, dung dịch uống, đôi khi là dung dịch thụt trực tràng.

Thông thường thuốc làm mềm phân sẽ được sử dụng trước khi ngủ với đúng liều lượng được khuyến cáo trên bao bì hoặc liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Và khi dùng loại thuốc này thì bạn nên lưu ý bổ sung nước nhiều hơn để quá trình làm mềm phân được diễn ra dễ dàng, thuận tiện hơn.

Những đối thương nào sẽ dùng thuốc làm mềm phân

Những bệnh nhân cần phải giữ phần mềm để tránh tình trạng căng tức, tránh rặn khi đi vệ sinh thì sẽ thường dùng thuốc làm mềm phân.

Ngoài ra, loại thuốc làm nhuận tràng này cũng thường được chỉ định để dùng cho phụ nữ sau sinh, những bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật, những bệnh nhân đang bị trĩ hoặc có nguy cơ bị trĩ, những bệnh nhân bị tim, những người bị táo bón nghiêm trọng kéo dài,…

Thời gian sử dụng thuốc làm nhuận tràng là bao lâu?

Thuốc làm mềm phân nằm trong nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng nhẹ và chậm. Vì thế, thông thường bạn dùng thuốc thường xuyên từ 1-3 ngày mới cảm nhận được tác dụng của thuốc.

Tuy nhiên, những thuốc này được sản xuất để sử dụng trong thời gian ngắn nghĩa là bạn chỉ dùng thuốc trong khoảng 1 tuần. Nếu như sau khi uống thuốc trong khoảng 1 tuần mà phân của bạn vẫn còn cứng thì bạn nên thông báo lại với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để kiểm tra.

Thuốc làm mềm phân có an toàn cho người sử dụng không?

thuoc-lam-mem-phan-cho-be-bi-tao-bon

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân không hấp thu vào máu và thường được dung nạp tốt, các tác dụng phụ của nhóm thuốc này cũng rất hiếm gặp.

Nhưng trên thực tế, khi sử dụng một số người vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Nếu sử dụng dạng dung dịch bạn cũng có thể bị dị ứng cổ họng

Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc làm mềm phân thì bạn nên ngừng sử dụng thuốc ngay. Và nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như khó thở, khó nuốt, sốt, phát ban, đau bụng, nôn mửa,…thì nên  đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tránh biến chứng diễn biến nặng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thông thường, những người sử dụng thuốc nhuận tràng làm mềm phân lâu dài sẽ nhận thấy khả năng dung nạp thuốc nhiều hơn nên họ cần phải tăng liều sử dụng để nhận thấy hiệu quả. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ của thuốc. Thế nên, bạn không nên tự ý tăng liều dùng hoặc dùng trong thời gian kéo dài nếu như không có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc làm mềm phân có thể dùng cho trẻ em hay phụ nữ mang thai không?

Theo nghiên cứu thuốc làm mềm phân an toàn khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Bởi vì thành phần của các thuốc này thường ít được hấp thu vào máu nên thường không gây hại đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc làm mềm phân khi sử dụng có tương tác với loại thuốc nào không?

Muối docusat thành phần có trong thuốc nhuận tràng làm mềm phân có thể tương tác với một số thuốc như:

  • Dầu khoáng: Muối docusat có thể làm tăng sự hấp thụ dầu khoáng.
  • Aspirin: Dùng chung với aspirin có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.
  • Thuốc nhuận tràng khác như anthraquinon.
  • Thuốc có chứa phenolphtalein.

Vì thế, khi sử dụng bạn nên chú ý để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, thuốc làm mềm phân tuy tác dụng chậm nhưng cho thấy nhiều lợi ích đối với những bệnh nhân cần hạn chế việc rặn quá nhiều khi đi tiêu.

Thanh Hằng

comment Bình luận

largeer