Cần ngăn chặn "dịch bệnh béo phì" ở trẻ em
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, béo phì là sự tích tụ chất béo quá mức và có thể làm suy giảm sức khỏe. WHO coi béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21. Ước tính, có khoảng 124 triệu trẻ em và thanh, thiếu niên béo phì trên toàn cầu vào năm 2016. Con số này tăng gấp 10 lần trong vòng 40 năm.
Nhiều quốc gia đã đồng ý đặt mục tiêu ngăn sự gia tăng béo phì ở trẻ em. Trong đó, một số quốc gia đã thành công giảm tỷ lệ béo phì. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, vấn đề này đang ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê, có 1/5 trẻ em trong độ tuổi đi học ở Mỹ bị béo phì.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tính đến năm 2016, tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh, thiếu niên đã tăng gần 20% trong 18 năm.
Tại Australia, con số này cũng đáng báo động tương tự, với 1/5 trẻ em và thanh, thiếu niên bị coi là thừa cân hoặc béo phì. Số trẻ em béo phì đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng 10 năm tính đến năm 1995.
Rủi ro sức khỏe trong tương lai
Trẻ em béo phì có nhiều khả năng phải tiếp tục sống chung với căn bệnh này khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng, 2/3 trẻ em ở nhóm có chỉ số BMI cao nhất tiếp tục là những người có chỉ số BMI cao nhất khi trưởng thành.
Việc kiểm soát cân nặng trong thời thơ ấu sẽ đồng nghĩa với việc, trẻ ít có khả năng béo phì khi trưởng thành. Bên cạnh đó, trẻ em béo phì cũng đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh mãn tính ở độ tuổi sớm hơn so với bạn cùng lứa có cân nặng khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu phát hiện, béo phì ở trẻ em gây lão hóa mạch máu sớm và bệnh tim.
Thừa cân cũng có thể gây ra tình trạng kháng insulin (tiền tiểu đường) và theo sau đó là bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu nhận định, một số bệnh ung thư như ung thư vú, ruột, tuyến tụy, gan, dạ dày, túi mật và tuyến giáp xuất hiện sau mãn kinh có liên quan đến béo phì.
Một nghiên cứu lớn ở Anh cũng tìm thấy một số mối liên hệ giữa béo phì và bệnh bạch cầu, đa u tủy và u lympho không Hodgkin ở cả nam và nữ. Một người béo phì trong thời gian càng dài, khả năng mắc bệnh mãn tính càng lớn.
“Béo phì có thể khiến một số cơ quan nội tạng của con người gặp nguy hiểm. Rõ ràng nhất là tim. Bởi, tim có thể phải làm việc nhiều hơn ở bệnh nhân béo phì, so với những người có trọng lượng khỏe mạnh. Sự căng thẳng trong nhiều năm có thể dẫn đến tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc tim”, bà Tammy George cảnh báo.
Theo chuyên gia này, lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh béo phì. Hướng dẫn Hoạt động Thể chất cho người Mỹ khuyến nghị, trẻ em trên 6 tuổi nên hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Do đó, phụ huynh được khuyến cáo giúp trẻ tham gia vào một nhóm hoặc hoạt động thể thao cá nhân ít nhất một buổi một tuần và vào cuối tuần. Phụ huynh cũng có thể khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động thể chất mà chúng thích như dắt chó đi dạo hoặc chơi ở công viên.
iPad, Playstations và Xbox đã thay thế các hoạt động thể chất của nhiều trẻ em trên khắp thế giới. Một số trẻ ít vận động và phần lớn thời gian dành cho việc nhìn vào màn hình. Trong một thông báo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hành vi ít vận động có liên quan đến thời lượng sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ em.
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo, trẻ dưới 18 tháng tuổi tránh hoàn toàn sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ em từ 18 tháng đến 2 tuổi có thể xem các chương trình hoặc dùng ứng dụng chất lượng cao nếu có người lớn bên cạnh.
Trong khi đó, trẻ em từ 2 - 5 tuổi không nên sử dụng màn hình nhiều hơn một giờ mỗi ngày. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên nên có giới hạn nhất quán về thời gian chúng dành cho thiết bị điện tử.
Theo HIF
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am