Cẩn thận ngộ độc với tôm càng
Cô Trương 30 tuổi ở Tô Châu (TQ) đã ăn tôm càng để qua đêm, cô đã bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến hôn mê. Gia đình phải kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.
Cẩn thận ngộ độc với tôm càng nếu ăn không đúng cách
Theo chồng của cô Trương, số tôm càng này do lần trước không ăn hết nên đã dự trữ trong tủ lạnh. Ngày hôm sau, sau khi hâm nóng tôm càng lại rồi ăn, cô Trương bất ngờ bị ngộ độc. May mắn do được đưa vào bệnh viện kịp thời, cô Trương đã thoát khỏi nguy hiểm và cơ thể đang dần hồi phục.
Sự việc này là một cảnh báo cho tất cả mọi người. Trời nóng là thời điểm ngộ độc thực phẩm ngày càng cao, bởi vì nhiệt độ không khí cao, vi khuẩn rất dễ sinh sôi.
Những thức ăn qua đêm đều không tốt, đặc biệt là tôm hùm, bởi nó có hàm lượng protein cao, vi khuẩn sẽ phát triển càng nhanh, chỉ cần vài phút là có thể sản sinh ra một thế hệ vi khuẩn, nhiệt độ tăng cao thì càng khó giết chết các vi khuẩn. Ngoài các vi khuẩn sinh sản ở trong tôm, còn có nguy cơ ở cua, cá, và các thực phẩm thủy sản khác.
Sau khi thực phẩm cất trữ quá lâu, protein sẽ bị biến chất gây bất lợi cho gan và thận. Vì vậy, hải sản tươi tốt nhất là làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, đặc biệt trong thời tiết nóng nực của mùa hè, thức ăn để qua đêm phải hết sức cẩn thận.
Còn một điểm trong câu chuyện ngộ độc của cô Trương chính là, cô rất thích ăn đầu tôm càng và xử lý chiếc đầu tôm vô cùng chuyên nghiệp. Bác sĩ cũng cho rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất tỉnh của cô Trương.
Ăn đầu tôm càng nguy hiểm như thế nào?
Đầu tôm là phần thường phải bỏ đi khi sử dụng
Có một thực tế là: Toàn thân của con tôm càng, ngoài phần ruột thì hầu như không có cơ quan nào khác, tất cả đều tập trung vào bộ phận đầu. Ở đây bao gồm cả cơ quan bài tiết và chất bài tiết. Đồng thời, nếu môi trường sinh trưởng của tôm không tốt, đầu tôm sẽ bị nhiễm các vi khuẩn có trong môi trường nước.
Chuyên gia cho rằng, đầu tôm là nơi mà hầu hết các độc tố được hấp thụ và tích lũy, nó cũng là một phần rất dễ tích lũy mầm bệnh và ký sinh trùng.
Ngoài ra, đầu tôm còn có nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng
Theo các chuyên gia, ăn tôm càng có dẫn đến bị nhiễm kim loại nặng hay không, còn phải phụ thuộc vào lượng tiêu chuẩn mỗi người ăn mỗi tuần. Ví dụ, mỗi tuần hoặc mỗi tháng ăn một lần thì không có vấn đề gì, nếu vượt quá số lượng trên thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, trong đầu của con tôm càng có những kim loại nặng như asen, cadmium, và crôm. Theo lý thuyết mỗi lần hấp thu một lượng nhỏ các kim loại này sẽ dẫn đến ung thư, vì vậy kiến nghị mọi người không nên ăn đầu tôm, chỉ ăn phần thịt tôm và đuôi tôm sẽ tương đối an toàn.
Các bộ phận khác của tôm càng có nguy hiểm?
Đối với ruột tôm, các chuyên gia cho rằng, ruột tôm gây nguy hiểm là rất thấp, hơn nữa sau khi nấu, vi khuẩn và kí sinh trùng đều bị chết do nhiệt độ cao, nhưng ruột tôm không sạch cũng sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, không ăn vẫn là tốt nhất. Phần càng tôm không có vấn đề vẫn có thể ăn được.
Những người nào không thích hợp để ăn tôm càng?
1. Người bị dị ứng
Người phụ nữ bất tỉnh sau khi ăn tôm càng, bộ phận này của tôm "vạn lần" nên tránh xa - 3
Nếu bạn có triệu chứng dị ứng hải sản, vạn lần không nên ăn tôm càng. Thực tế, protein trong thịt tôm có tính nhaỵ cảm, kết cấu protein của nó đặc biệt rất dễ dẫn đến dị ứng. Nghiêm trọng hơn có thể gây sốc, choáng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
2. Người mắc bệnh đường hô hấp
Đối với bệnh viêm phế quản và bệnh nhân hen suyễn, cũng không thích hợp để ăn tôm càng. Bất luận là phế quản hay hen suyễn đều là một loại bệnh hết sức nhạy cảm, khi cơ thể bị kích thích dẫn đến dị ứng, sẽ gây co thắt phế quản, sưng màng nhầy và tăng chất bài tiết, từ đó dẫn đến khoang phế quản hẹp lại, gây đường thở kém và khó thở, do đó gây ra viêm phế quản và hen suyễn càng nặng hơn.
3. Người mắc bệnh gút
Tôm càng có nhiều purine, và ăn nó sẽ thúc đẩy bệnh gút nặng hơn. Nếu bạn còn kết hợp ăn tôm với uống bia càng gây nguy hiểm cho bệnh, bởi 2 thứ này ăn cùng nhau sẽ làm tăng gánh nặng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến tăng acid uric trong máu nhanh hơn.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm