Ăn nhiều mì tôm có sao không?
Tác hại của việc ăn nhiều mì tôm
Từ trước đến nay, mì tôm là lựa chọn hàng đầu cho bữa sáng, thậm chí còn được dùng thay thế bữa chính của gia đình. Trong mì tôm có chứa thành phần chủ yếu là carbohydrate. Tuy nhiên, cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có đủ 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước.
Mì tôm là lựa chọn hàng đầu trong các bữa sáng hàng ngày
Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất này, cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kéo dài, dễ sinh bệnh.
Việc ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thiếu chất. Dưới đây là những tác hại của việc ăn nhiều mì tôm:
- Gây béo phì
Nhiều người có thói quen, chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate. Lúc này, chất béo vào cơ thể sẽ khiến hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, đó là chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
- Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường được thêm chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống oxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
- Ảnh hưởng xấu đến dạ dày, tiêu hóa
Mì ăn liền là một trong những món ăn chiên qua dầu và được sấy khô sau đó. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ khiến vị giác giảm sút. Thậm chí còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung.
Ăn nhiều mì tôm có sao không? Ăn quá nhiều mì tôm có thể làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày và hệ tiêu hoá
Nếu ăn mì tôm liên tục có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, là trẻ em thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.
- Gây ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… nếu ăn thực phẩm này trong thời gian dài rất dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng.
- Gây bệnh tiểu đường, tim mạch
Thường xuyên dùng mì tôm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Ăn quá nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
- Không tốt cho thận, gây sỏi thận
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì tôm chúng ta thường dùng, phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối. Với lượng muối cao như vậy, khi ăn vào đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy có thể kích thích ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Ăn mì tôm đúng cách
Tiến sĩ Tee E Siong - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Malaysia cho biết: "Nhiều người cho rằng mì ăn liền độc hại và không tốt cho sức khỏe nhưng sự thực không phải vậy. Chỉ không tốt nếu bạn ăn quá nhiều hoặc lạm dụng nó".
Mì ăn liền chứa rất nhiều tinh bột, chất béo và có rất ít protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Nếu ăn mì ăn liền đúng cách sẽ đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn đan xen với các thực phẩm khác.
Trong mì tôm có chứa nhiều tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất
Ông Tee cho biết, ăn mì tôm đúng cách, không nên cho tất cả các loại gia vị có sẵn vào. Để cân bằng hơn về dinh dưỡng, nên cho thêm một ít rau, một quả trứng hay một ít thịt xay hoặc cá… đảm bảo một bữa ăn đủ chất.
Trong quá trình làm mì có công đoạn cắt mì thành sợi, sau đó mới hấp rồi chiên trong dầu ăn, điều này giúp cho các sợi mì không bị dính lại với nhau. Nhiều người vẫn nghĩ trong mì tôm có sáp là hoàn toàn không đúng.
Thành phần chính của mì ăn tôm là bột mì, dầu cọ và muối. Bột mì dùng để làm mì phần lớn đã được tinh chế và tẩy trắng, do vậy dù có mùi thơm hơn nhưng mì gần như không có chất dinh dưỡng. Các nguyên liệu phổ biến được dùng làm gia vị trong mì tôm là muối, mì chính, gia vị và đường. Nhưng mì chính không phải là một nguyên liệu thành phần xấu, thậm chí so với muối thì còn không mặn bằng.
Các chuyên gia cho biết, ăn mì tôm điều độ, đúng cách sẽ tránh nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khoẻ
Hiện nay, đã có nghiên cứu chứng minh rằng mì ăn tôm khó tiêu hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn ở quy mô nhỏ nên chưa thể xác định rõ mì có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa không. Hơn nữa, việc tiêu hóa mì tôm có ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng hay không cũng chưa có kết luận rõ ràng.
Theo ông Tee, mỗi loại thực phẩm đều có nhiều cách chế biến. Đối với mì tôm, loại nước dùng càng trong thì càng tốt. Ngoài ra, nếu thi thoảng ăn mì tôm cũng không làm ảnh hưởng gì. Trường hợp thường xuyên ăn mì thay thực phẩm chính thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe là rất cao. Vì vậy, khi ăn mì tôm cần đảm bảo đúng liều lượng và mức độ.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm