Căng băng rôn phản đối chủ đầu tư: Luật không cấm sao lại cần chế tài để hạn chế?

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc người dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư là việc cần khuyến khích chứ không phải cần chế tài xử phạt, hạn chế.
By Hoàng Linh
08/03/2019 16:03
cang-bang-ron-phan-doi-chu-dau-tu-can-khuyen-khich-sao-lai-can-che-tai-de-han-che
Căng băng rôn phản đối chủ đầu tư của cư dân. 

Tại hội thảo về công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng chủ trì, trước việc quản lý, vận hành nhà chung cư đang có nhiều bất cập, với các mâu thuẫn phổ biến giữa chủ đầu tư, cư dân.

Đặc biệt trước tình trạng tranh chấp chung cư, cư dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư.... Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà cho rằng cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, trong suốt quá trình vận hành. Ông cũng lưu ý vai trò của tòa án trong việc phân xử tranh chấp.

“Cứ tranh chấp là cư dân gửi đơn lên chủ tịch thành phố, Thủ tướng, thậm chí là Tổng bí thư mà người dân quên mất phân xử tranh chấp tại tòa án”, ông nói.

Ông Hà cũng đề xuất cần có chế tài khi một số cư dân chung cư căng băng rôn, biểu tình một cách phản cảm để phản đối chủ đầu tư. Ông nhấn mạnh cần có sự phối hợp, hợp tác của cả 2 phía chủ đầu tư và cư dân để xử lý tranh chấp xảy ra.

cang-bang-ron-phan-doi-chu-dau-tu-can-khuyen-khich-sao-lai-can-che-tai-de-han-che
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: T.N.

Trao đổi với phóng viên về đề xuất chế tài xử lý cư dân chung cư căng băng rôn, biểu tình phản đối chủ đầu tư, Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, việc người dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư là việc cần khuyến khích chứ không phải cần chế tài xử phạt, hạn chế.

“Người dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư nếu không phá hoại tài sản, không nhằm mục đích gây rối trật tự xã hội sao phải cần chế tài xử lý? Cư dân căng băng rôn, biểu tình phản đối chủ đầu tư để biểu lộ sự phản đối, là cực chẳng đã và là biện pháp cuối cùng khi không còn biết dựa vào đâu”, Luật sư Trương Thanh Đức.

Có trường hợp chủ đầu tư vi phạm từ việc chây ỳ trả phí bảo trì, đưa chung cư vào sử dụng khi không đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy, đến phí trông xe, phí dịch vụ tăng cao...Người dân làm đơn kêu cứu khắp nơi từ chính quyền địa phương, khiếu nại thanh tra sở, thanh tra bộ... cuối cùng không có kết quả mới phải căng băng rôn, đứng trên đường để biểu tình, phản đối với mong muốn cơ quan ngôn luận, cơ quan chức năng vào cuộc. Vậy tại sao lại cấm

Đánh giá vai trò cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương trong việc xử lý tranh chấp chung cư Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, quá mờ nhạt gần như để hai bên là chủ đầu tư và cư dân tự giải quyết với nhau.

cang-bang-ron-phan-doi-chu-dau-tu-can-khuyen-khich-sao-lai-can-che-tai-de-han-che
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc người dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư là việc cần khuyến khích chứ không phải cần chế tài xử phạt, hạn chế. 

Theo Luật sư Đức, trường hợp chủ đầu tư cắt điện, cắt nước cư dân kêu cứu mà “đá” trách nhiệm sang tòa, đề nghị các bên ra tòa giải quyết là thiếu trách nhiệm. Ơ đây về luật không sai vì tranh chấp ra tòa giải quyết nhưng khi một vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày của người dân thì chính quyền phải vào cuộc ngay để xử lý, phải yêu cầu chủ đầu tư đáp ứng ngay điều kiện sống tối thiểu cho người dân. Nếu chờ tòa, thì rất có thể phải cam chịu sự bất công, vô lý một vài năm.

“Tôi từng đi hội thảo, có chuyên gia người Đức kể chuyện, ở nước họ, nếu người thuê nhà không may về muộn mà chủ nhà khóa cửa không cho vào, thì chỉ cần gọi điện đến tòa án, 15 phút sau sẽ có trát tòa đưa đến. Nếu chủ nhà không mở cửa sẽ ngay lập tức bị bắt, còn sau đó ai sai ai đúng, xử kiện tính sau. Làm như vậy thì bảo đảm quyền sống tối thiểu cho người dân. Còn việc đó xảy ra ở Việt Nam thì đành phải chấp nhận vô điều kiện, phải tìm chỗ nghỉ khác, thậm chí ngủ ngoài đường.

Trong khi chúng ta cứ nói ra tòa nhưng có khi 5 tháng, có khi 1 năm sau thậm chí vài năm chưa giải quyết xong, cứ chờ tòa thì dân sống thế nào? Với điều kiện Việt Nam chính quyền phải vào cuộc, phải xử lý ngay đảm bảo điều kiện sống an toàn cho người dân, sau đó ra tòa ai đúng ai sai ra sao xử lý sau”, Luật sư Đức cho biết.

 

Những nữ doanh nhân giúp thế giới biết về Việt Nam

Ngày càng có nhiều nữ doanh nhân Việt nổi danh. Tài năng của họ không những được cộng đồng doanh nhân Việt Nam và xã hội công nhận mà còn được thế giới vinh danh.

 

Dân chung cư Home City 'xuống đường' phản đối chủ đầu tư xây trường học giữa lối đi

Nhiều cư dân sinh sống tại chung cư Home City đã "xuống đường" căng băng rôn phản đối việc chủ đầu tư thi công công trình Trường Tiểu học ngay giữa lối ra vào giáp đường Trung Kính.

 

Tranh chấp chung cư: Người đề xuất phạt cư dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư là ai?

Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà đề xuất có chế tài xử phạt một số người dân sống tại chung cư căng băng rôn phản cảm phản đối chủ đầu tư.

 

comment Bình luận

largeer