Chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước đại dịch COVID-19 là trách nhiệm của toàn xã hội
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin, tính đến ngày 28/5, cả nước có 198 trẻ em thuộc diện F0 (chiếm 6 % tổng số ca bệnh mắc COVID-19) và 3.915 trẻ em thuộc diện F1. Dự báo trong thời gian tới, số trẻ em là nạn nhân trực tiếp của đại dịch COVID-19 có thể sẽ tăng hơn bởi dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường.
Theo đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền, dưới tác động tiêu cực của dịch COVID-19, trẻ em phải đối mặt với nguy cơ xâm hại và bạo hành cao hơn bình thường. Nữ đại biểu này dẫn chứng rằng khi bố mẹ bị mất việc do tác động của COVID-19 sẽ tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến trẻ.
Lo lắng của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền không phải là không có cơ sở. Và cũng không phải ngẫu nhiên chủ đề của Diễn đàn trẻ em năm nay được chọn là "Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh".
Trong làn sóng đại dịch COVID-19, chúng ta không khỏi xót xa khi chứng kiến những em bé phải rời xa gia đình vào các khu cách ly. Nhiều trường hợp trẻ thiếu thốn sự chăm sóc, bao bọc của gia đình khi bố mẹ, ông bà phải đi điều trị hay cách ly y tế.
Mới đây, cộng đồng mạng "dậy sóng" khi một cháu bé 3 tuổi hoảng sợ, chui xuống dưới gầm giường khi vào khu vực cách ly một mình hay hình ảnh một em bé khác ngủ trong phòng cách ly giữa điều kiện nắng nóng. Đó là những minh chứng dữ dội nhất về tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với trẻ em.
Những hình ảnh này như cứa vào tâm can những người làm cha, làm mẹ và những người có trách nhiệm.
Trong nỗi lo chung về dịch bệnh, quyền được vui chơi của trẻ em cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt là ở những địa phương đang được áp dụng các biện pháp giãn cách, phong tỏa hay trong các khu cách ly.
Những ông bố, bà mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ, xin vào khu cách ly sống với con mình. Những người thầy, người cô chủ động đi cách ly cùng học sinh… Những bác sỹ, nhân viên y tế, nhân viên trong các khu cách ly bằng tình yêu của người cha, người mẹ đã thay người thân các em động viên, vỗ về, xua tan sợ hãi cho các bé khi phải đi cách ly một mình.
Với sứ mệnh là đơn vị "ngành dọc" trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam quyết định hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em từ 0-16 tuổi đang điều trị, cách ly y tế tập trung. Mức hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/cháu, từ ngày 27/4-31/12. Đó không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất đơn thuần mà có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ trước tác động của đại dịch nguy hiểm này.
Dịch COVID-19 như vết dầu loang rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nguy cơ đối với trẻ không nằm ở mức "cảnh báo" mà nó đã thực sự hiện hữu đối với sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt của trẻ.
Ngày Tết Thiếu nhi trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành, chắc chắn trẻ em khắp nơi trên cả nước sẽ không được đón cái tết vui tươi như thường lệ. Thế nhưng, không vì thế mà các em bị tước đi niềm vui trẻ thơ. Các bệnh nhi mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện phổi Đà Nẵng đã được đón Tết Thiếu nhi sớm từ món quà bác sỹ điều trị trao tận tay.
Tỉnh Bắc Giang đang có hơn 1.000 trẻ nhỏ đang thực hiện cách ly tại nhà, cách ly tập trung và điều trị COVID-19 tại các cơ sở y tế. Địa phương và ngành chức năng đã và đang huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ các em thuộc diện F0 được điều trị miễn phí; hỗ trợ tiền ăn cho các trường hợp trẻ em là F1 cách ly tập trung; thực phẩm, thuốc men, vật dụng thiết yếu cũng đã được bổ sung kịp thời cho các em...
Các tỉnh thành khác trên cả nước và các đơn vị liên quan, bằng trách nhiệm của mình đang nỗ lực hết sức để trẻ em có một cái Tết thiếu nhi đầm ấm, đủ đầy. Và tất nhiên, tôi tin rằng, sự chăm sóc, quan tâm ấy không chỉ diễn ra trong dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 và sẽ theo suốt các em nhỏ - những đứa trẻ không may bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19.
Tất cả những hình ảnh và tình cảm ấy khiến chúng ta ấm lòng và bớt đi nỗi lo âu, bởi, dù ở đâu hay bất kỳ hoàn cảnh nào, trẻ em - mầm non của đất nước sẽ luôn được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất.
Hoàng Lam
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm