Chửa trâu là gì và chửa trâu có nguy hiểm không?

Ở nhiều vùng nông thôn nước ta còn tồn tại khái niệm là chửa trâu khi người phụ nữ mang thai quá 9 tháng 10 ngày mà vẫn chưa sinh.
16/11/2020 14:07

Chửa trâu là gì?

"Chửa trâu" là từ ngữ dân gian để gọi những thai phụ quá ngày chưa sinh nở xuất phát từ thời gian mang bầu của con người là 9 tháng 10 ngày, con trâu là 10 tháng.

Thời gian phụ nữ mang thai thường dài từ 38 đến 42 tuần lễ, tính từ ngày kinh thứ nhất của chu kỳ kinh cuối cùng (chu kỳ kinh 28 ngày). Thai quá ngày hay chửa trâu dành cho những người có thai kì kéo dài quá 42 tuần lễ, tức là hơn 294 ngày.

Có nhiều quan niệm về hiện tưởng chửa trâu này. Người cho rằng đây là hiện tượng bình thường vì nghĩ rằng thai nghén càng dài đứa bé sẽ có trọng lượng lớn.

Cũng nhiều người lại lo ngại thai to và đẻ khó do thai to và có khi phải mổ hay phải cắt nới rộng tầng sinh môn.

Sự thực là nếu thai nghén quá 280 ngày (40 tuần lễ) không sinh thì thai nhi có khả năng trở thành thai già (già ngày, già tháng). Thai già tính từ ngày 288 trở đi. Theo thống kê, có đến 2% số người sinh hằng năm là thai già tháng (hay chửa trâu).

chua trau

Nguyên nhân gây chửa trâu

Khoa học hiện nay chưa biết chính xác về nguyên nhân gây thai quá ngày. Theo quan sát của các bác sĩ, những ca thai quá ngày thường do một số bệnh làm giảm sự sản xuất estrogen trong cơ thể của người mẹ (chất estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dạ).

Những bệnh làm giảm sự sản xuất estrogen: thai vô sọ, giảm sản tuyến thượng thận của thai nhi, thai trong ổ bụng. Ngoài ra, có một số phụ nữ mang thai quá ngày nhiều lần nhưng không tìm thấy nguyên nhân.

Chửa trâu có nguy hiểm không?

  • Đối với thai nhi.

– Thai nhi yếu, nước ối ít làm cho dây rốn chèn ép, thai sẽ yếu, mất tim thai. Tai biến này xảy ra đột ngột, không thể báo trước được mặc dù có thể biết nhịp tim thai bất thường khi theo dõi bằng máy liên tục và qua siêu âm biết nước ối ít. Vì vậy, tất cả thai quá ngày cẩn phải đánh giá tình trạng nước ối.

– Thai quá lớn do thai phát triển thêm hai tuần lễ nên có thể nặng hơn 4kg hoặc hơn nữa nếu mẹ béo phì và bị tiểu đường trong thai kỳ. Việc chuyển dạ gặp trở ngại do thai to, tỷ lệ sinh mô cao, sinh khó do vai bé to làm gãy xương: đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay, thậm chí thai nhi có thể tử vong.

– Thai hít nước ối: Hội chứng hít nước ối có phân su (phân bé tạo ra lúc còn trong bụng mẹ) chiếm hơn 25%. Trước tuần lễ thứ 32, thai nhi ít khi tống phân su ra ngoài.

Sau đó, lượng phân su tống ra nước ối tăng dần cho tới cuối thai kỳ. Tình trạng nước ối ít làm cho phân su sệt và đặc hơn, thai nhi hít vào làm tắt nghẽn đường hô hấp, làm giảm sức căng bề mặt của các phế nang và vì vậy làm giảm chức năng hô hấp.

– Suy nhau thai: Làm cho sự cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng kém, thai nhi ở trong môi trường bất lợi, thai sụt cân, giảm khối lượng lớp mỡ dưới da, khối lượng cơ. Khi sinh ra, da bé nhăn nheo, móng tay chân dài. Nặng hơn, thai bị ngưng cung cấp ôxy.

Việc này thường xảy ra sau những cơn gò tử cung. Vì vậy, thai nhi chết trước và trọng khi chuyển dạ. Mang thai quá ngày có tỉ lệ chết chu sinh cao gấp 3 lần thai kỳ bình thường.

  • Đối với người mẹ:

– Mẹ thường ít bị nguy hiềm hơn con. Việc hồi hộp đợi đến ngày sinh nhưng chưa thấy đau bụng làm cho người mẹ luôn trong tình trạng chờ đợi, lo lắng.

- Ngoài ra, do sinh em bé to, mẹ có thể bị rách cổ tử cung, âm đạo. Về sau có thể bị giãn sàn chậu, tiểu không tự chủ và suy yếu cổ tử cung dễ bị sinh non.

Vì vậy cần tính toán đúng, đừng để thai quá 42 tuần. Nếu có chẩn đoán hoặc nghi là chửa trâu nghĩa là đã có thai trên 40 tuần thì cần đến cơ sở y tế khám thai ngay. Nếu thấy sụt bụng kèm theo thai cựa ít đi, tử cung bé lại nhiều thì cần coi đó là một cấp cứu sản khoa. Ðây là một loại cấp cứu cho thai vì sự an toàn của trẻ đã bị đe dọa nặng nề.

comment Bình luận

largeer