Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn sử dụng gia vị cho trẻ

Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, bên cạnh lựa chọn loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nêm gia vị cũng là một trong những vấn đề được các bà mẹ quan tâm.
29/09/2020 17:10

Không chỉ kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon hơn, sử dụng gia vị đúng cách trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cũng như xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh.

Hàng loạt câu hỏi như "Con bao nhiêu tuổi thì bắt đầu nêm gia vị?", "Liều lượng sử dụng cho mỗi bữa ăn?" hay "Có nên sử dụng bột ngọt hay không" luôn khiến các ông bố bà mẹ hoang mang khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, đối với trẻ dưới 1 tuổi, phụ huynh không cần sử dụng các loại gia vị trong bữa ăn hằng ngày của trẻ, đặc biệt là không được sử dụng mật ong. Các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu,..nên sử dụng cho trẻ từ 10 tháng tuối trở lên.

Sau 12 tháng tuổi, vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ phát triển gần như hoàn thiện. Khi trẻ bước vào giai đoạn 1 – 3 tuổi, phụ huynh có thể sử dụng gia vị trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng khẩu vị của trẻ sẽ nhạt hơn so với người trưởng thành.

Chuyên gia Anh Nguyễn cũng cung cấp thêm nhiều thông tin thú ví về một trong những gia vị nhận được sự quan tâm của các mẹ là bột ngọt. Theo chuyên gia Anh Nguyễn, bột ngọt tồn tại ở nhiều loại gia vị khác: bột nêm, nướng tương, nước mắm…

photo-1-16010808531711446165507-1601081625629-1601081625869940199534

Bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG), trong đó, glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin tồn tại phổ biến trong cơ thể người và các loại động, thực vật. Khả năng của glutamate là tạo ra một vị đặc trưng là umami. Có thể hiểu vị umami là vị chất đạm hay vị ngọt thịt, hải sản, vị ngọt của rau củ quả, chuyên gia giải thích thêm.

Khả năng tạo vị umami được khám phá bởi GS. Kikunae Ikeda cách đây hơn 100 năm. Hầu hết thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều chứa glutamate. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận vị umami ở các loại thực phẩm chứa nhiều glutamate như các loại thịt (10 – 20mg/100g thực phẩm), sò điệp (140mg/100g thực phẩm) hay cà chua (250mg/100g thực phẩm). Thú vị hơn, sữa mẹ rất dồi dào glutamate với 2700mg/ 100ml sữa mẹ. Có nghĩa là trẻ đã cảm nhận được vị umami ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.

Chuyên gia Anh Nguyễn cho biết, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bột ngọt không liên quan đến cảm giác khó chịu, khát nước hay dị ứng. Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng bột ngọt gây ra các vấn đề sức khỏe khi sử dụng dưới dạng gia vị thông thường.

Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (CODEX) cũng không xếp bột ngọt vào danh sách những thực phẩm gây dị ứng (như đậu phộng, ngũ cốc có chứa gluten…). Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu (EUFIC) cũng khẳng định bột ngọt an toàn như các loại gia vị khác khi sử dụng cho mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ mang thai, cho con bú, kể cả trẻ em.

Theo chuyên gia Anh Nguyễn, khi sử dụng thực phẩm cùng gia vị quen thuộc như đường và muối, cách sử dụng đóng vai trò quan trọng. Sử dụng nhiều muối có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch và huyết áp, tình trạng loãng xương, đái tháo đường có thể liên quan đế việc tiêu thụ nhiều đường.

Theo Trí thức trẻ

comment Bình luận

largeer