Chuyên gia giải thích 2 lý do bệnh nhân COVID-19 nhẹ không tự điều trị tại nhà như ở nước ngoài

Đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 tăng, số bệnh nhân nặng tăng… đây sẽ trở thành gánh nặng đối với ngành y tế.
08/06/2021 22:00

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, so với các đợt dịch lần trước thì đợt dịch lần này có hàng loạt các điểm khác biệt.

Trong đó có 2 điểm đáng lưu ý: Thứ nhất, số lượng mắc bệnh của đợt dịch lần này rất lớn nên đã tạo ra một sức ép lớn với hệ thống điều trị; thứ 2, chủng virus lần này là biến chủng Ấn Độ. Đặc điểm của chủng virus có vẻ như diễn biến lâm sàng nhanh hơn các đợt dịch trước và tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng viêm quá mức cũng cao hơn các chủng khác.

Empty

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Do vậy các biện pháp kỹ thuật phải can thiệp sẽ phải nhiều hơn. Đây sẽ trở thành gánh nặng lớn đối với hệ thống hồi sức.

Theo bác sĩ Cấp về mặt di truyền học virus sẽ luôn biến đổi. Nếu một người nhiễm 2 chủng virus khác nhau sẽ dẫn tới sự tổ hợp yếu tố di truyền của 2 chủng đó tạo thành 1 chủng mới. 

Nhưng về mặt lâm sàng thì các bác sĩ chưa thấy điểm khác biệt nhiều giữa chủng virus đột biến mất Y144 so với biến chủng Ấn Độ nguyên gốc. Và việc điều trị vẫn đang áp dụng theo phác đồ điều trị cũ đã được Bộ Y tế ban hành.

dsc9309-16231429453431715494175

Bác sĩ Cấp cho biết thêm, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 lần này khá lớn kéo theo việc gia tăng các ca bệnh nhân nặng. Và biến chủng virus bệnh nhân phản ứng viêm cao lên phải thực hiện lọc máu cao.

Hiện nay, số ca mắc COVID-19 tại các ổ dịch Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn tiếp tục tăng, nhiều người lo ngại tới nguy cơ quái tải bệnh viện. 

Bác sĩ Cấp cho biết, riêng đối với tỉnh Bắc Ninh là đơn vị được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hỗ trợ kỹ thuật đã xây dựng chiến lược để đảm bảo tiếp nhận 3000 bệnh nhân có thể phải điều trị. Tại Bắc Giang đang hết sức nỗ lực mở rộng các đơn vị điều trị bệnh viện dã chiến, hồi sức tích cực.

"Tôi nghĩ rằng với tình hình điều trị hiện nay sẽ không xảy ra tình trạng không đáp ứng được điều trị", bác sĩ Cấp nói.

Trước câu hỏi, số lượng bệnh nhân lớn một số nước đã áp dụng cách để bệnh nhân tự điều trị tại nhà, vậy Việt Nam có nghĩ tới phương án này để làm giảm gánh nặng cho y tế hay không. Bác sĩ Cấp chia sẻ, các nước có dịch bệnh lớn, dịch đã lưu hành trong cộng đồng thì các bệnh nhân nhẹ sẽ điều trị tại nhà, bệnh nhân nặng sẽ tới bệnh viện.

"Tuy nhiên tại Việt Nam chúng ta rất may mắn dịch cộng đồng vẫn đang kiểm soát được và số ca bệnh không quá lớn, hệ thống y tế vẫn đang đáp ứng được. Do vậy chúng ta vẫn đang ưu tiên chiến lược điều trị bệnh nhân tại bệnh viện.

Theo tiến trình của bệnh ở tuần đầu sẽ diễn biến nhẹ, nhưng tuần thứ 2 sẽ diễn biến rất nặng. Nếu như chúng ta phát hiện sớm các yếu tố nặng để xử lý sẽ giảm được bệnh nhân rất nặng và nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong.

Nếu chúng ta áp dụng chiến lược bệnh nhân nhẹ ít triệu chứng điều trị tại nhà như một số nước sẽ gặp phải 2 vấn đề:

Thứ nhất, Nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình là rất cao. Do gia đình tại Việt Nam thường sống mô hình 3-4 thế hệ (người già, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền) khi lây sang những nhóm nguy cơ cao đó sẽ rất nguy hiểm.

Thứ hai, khi điều trị tại nhà chúng ta sẽ rất khó để phát hiện thay đổi bệnh lý sớm để kiểm soát nguy cơ tiến triển nặng, khi bệnh nặng vào viện thì hiệu quả điều trị sẽ thấp đi", bác sĩ Cấp nói.

Mạnh Tiến (Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

 

comment Bình luận

largeer