Chuyên gia UNICEF cảnh bảo do thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể 800 triệu trẻ em sẽ bị tổn thương do nhiễm độc chì
Theo một nghiên cứu mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), khoảng 1/3 trẻ em trên toàn thế giới bị tổn thương vì ngộ độc chì, "trên diện rộng và cho đến nay chưa phát hiện". Đặc biệt trong đó, trẻ vị thành niên ở các nước nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề của ngộ độc chì.
"Nguy cơ lớn nhất là đối với trẻ dưới 5 tuổi, các em có thể bị ảnh hưởng suốt đời và chết vì ngộ độc chì", theo nhà nghiên cứu Nicholas Rees.
Nicholas Rees, sinh năm 1982, là chuyên gia về khí hậu và môi trường của UNICEF có trụ sở ở New York. Ông là tác giả của nhiều ấn phẩm toàn cầu. Ông chuyên về các yếu tố khí hậu tác động đến sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em.
Theo nghiên cứu của ông, có khoảng 800 triệu trẻ em trên thế giới có hàm lượng chì trong máu ít nhất là 5 µg/ dL (microgram trên một decilit). Lượng chì cỡ này đủ để gây tổn hại nặng nề cho trẻ nhỏ.
Chì là chất độc mạnh đối với thần kinh, chỉ cần một lượng nhỏ đủ để bộ não và thần kinh của trẻ bị tổn hại và không thể phục hồi. Ngoài ra chì độc hại với tim, phổi và thận. Nó cũng làm giảm trí thông minh và dẫn đến khó khăn trong học tập.
Tạp chí Spiegel nổi tiếng của Đức có bài phỏng vấn Nicholas Rees về vấn nạn này.
Chuyên gia Nicholas Rees.
SPIEGEL: Thưa ông Rees, nhiều trẻ em bị ngộ độc chì sinh sống ở Trung và Nam Mỹ, và cả ở Đông Âu, nhưng đại bộ phận ở Châu Phi và Châu Á. Có phải vì ở đó trẻ em là một lực lượng lao động?
Rees: Đó cũng là một trong những nguyên nhân. Một phần khác là vì cha mẹ các em làm công việc liên quan đến chì, họ thường mang theo bột chì dính trên quần áo, giày dép, tóc và chân tay về nhà, qua đó vô tình cha mẹ làm con cháu tiếp xúc với chất độc.
SPIEGEL: Nghèo khó là một nguyên nhân chính. Nhiều người không thể lựa chọn việc làm cho mình, nhiều người sinh sống cận kề các cơ sở sản xuất xả thải bừa bãi chất độc chì ra ngoài. Theo ông nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến ngộ độc chì là gì?
Rees: Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc chì nguy hiểm nhất là tái chế các loại pin, ắc quy chì-axit. Phần lớn là đồ phế thải của ngành giao thông vận tải, đó là hàng tỷ xe ô tô chạy xăng và dầu diesen.
Một đứa trẻ ở Bangladesch đốt rác: Nghèo khó là yếu tố chủ yêu dẫn đến ngộ độc chì ở trẻ em trên thế giới
SPIEGEL: Viện Hàn lâm Khoa học và Kỹ thuật Đức dự đoán, khoảng 25 đến 30% rác thải điện tử của Châu Âu đã xuất lậu ra các châu lục khác, trong đó có rất nhiều bình ắc quy ô tô. Kể cả từ Đức. Riêng Châu Phi hàng năm tái chế khoảng 1,2 triệu tấn ắc quy chì - axit. Từ khối lượng đó sẽ thu lại được khoảng 800.000 tấn chì "sạch", phần lớn lượng chì này được tái xuất sang châu Âu. Phải chăng các nước giàu góp phần gây ngộ độc chì ở các nước nghèo?
Rees: Sự thật là có một khối lượng rất lớn rác điện tử từ những nước có thu nhập cao được tái chế ở các nước có thu nhập thấp hơn. Khoảng 85% lượng chì được dùng để sản xuất các bình ắc quy chì - axit chì dùng trong các ô tô mới xuất xưởng chạy ở Châu Âu và Châu Mỹ được lấy từ nguyên liệu tái chế.
Lượng nguyên liệu này được chế biến trong điều kiện hết sức thô sơ và đáng lo ngại. Tại đây thiếu các cơ sở tái chế phù hợp, thiếu phương tiện bảo hộ lao động và các quy định về môi trường. Các thùng ác quy được mở bằng tay trần, hơi thoát ra từ lò nung không được thu gom và các cơ sở tái chế nhiều khi nằm kề khu dân cư và các trường học.
SPIEGEL: Tại Accra thủ đô Ghana có một bãi chứa rác điện tử nổi tiếng có tên là Agbogbloshie. Tại đây các nhà khoa học đã xác định được một khối lượng lớn chì, cadmium, kẽm, crom, niken và một số loại hóa chất khác nhiều gấp 50 lần so với mức cho phép. Chất độc ở đây ảnh hưởng đến trường học, sân vận động, chợ búa ở gần đó. Khoảng 40.000 người sống ngay cạnh bãi rác này. Tuy vậy, Ghana không thuộc những nước bị nhiễm độc chì nặng nề nhất, theo ông lý do vì sao?
Rees: Điều này cũng làm tôi ngạc nhiên. Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng chứng tỏ hoạt động tái chế phi chính thức pin, ắc quy hoặc các thiệt bị kỹ thuật như điện thoại di động hỏng đều cực kỳ nguy hiểm.
Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất gây ngộ độc chì cho nhiều trẻ em trên thế giới. Nhiều khi nguyên nhân gây ngộ độc lại xuất phát từ những sinh hoạt hàng ngày của người dân.
SPIEGEL: Ông có thể nêu vài ví dụ ?
Rees: Ở nhiều nước vật dụng để nấu nướng, bát đĩa nhiều khi nhiễm chì. Thí dụ trong men dùng để làm đồ gốm ở Mexico thường có chì, lớp chì này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả trẻ em lẫn người lớn.
Một số nước thường ăn bột nghệ trộn thêm với cromat-chì một phần để mầu sắc bắt mắt hơn và trọng lượng nặng hơn để thu được nhiều tiền hơn. Những người hàng ngày ăn phải một lượng chì dù rất ít này cũng bị đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.
Cũng có nơi ống dẫn nước làm bằng vật liệu chứa chì, nên trong nước sinh hoạt có chì, hay nhà ở quét sơn pha chì cũng nguy hại cho sức khỏe.
Hai bé gái tháo gỡ pin để lấy chì hoàn toàn băng tay trần. Ảnh: Naser Siddique/ UNICEF
SPIEGEL: Ngộ độc chì nguy hiểm ở chỗ hầu như không thể chữa được, thậm chí phụ nữ mang thai bị ngộ độc chì cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Có nghiên cứu còn cho rằng hàng năm thế giới có khoảng 900.000 trường hợp bị chết sớm do ngộ độc chì. Vậy cần phải làm gì bây giờ?
Rees: Để chống lại tình trạng ngộ độc chì trên thế giới chúng ta cần có một tiêu chuẩn chung về tái chế và cả cho việc vận chuyển các bình ắc quy chì - axit đã dùng rồi. Cần có các quy định về môi trường và phải thực hiện cho được điều này, qua đó tránh được ô nhiễm đất và nước.
Cấm sản xuất và bán các loại sơn có chì và khử sạch chì ở những nơi trẻ em sinh sống, vui chơi và học hành.
Cuối cùng là cải thiện hệ thống mạng lưới chăm sóc y tế, kể cả việc phát hiện sớm các ca ngộ độc chì.
SPIEGEL: Các chính phủ phản ứng như thế nào về những kiến nghị của UNICEF?
Rees: Các chính phủ đều tán thành. Sở dĩ được như vậy vì những biện pháp mà chúng tôi đề xuất cũng mang laị hiệu quả kinh tế. Phí tổn vì một xã hội ốm yếu lớn hơn nhiều so với chi phí đề ra các biện pháp phòng ngừa và thực hiện các biện pháp đó.
SPIEGEL: Nguyên nhân phổ biến nhất để không thực hiện được các biện pháp bảo đảm an toàn là gì?
Rees: Có nhiều nguyên nhân. Ngay cả khi luật pháp được ban hành để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng tái chế không đúng cách, cũng không ích gì, nếu thiếu sự kiểm tra, giám sát để thực hiện.
Muốn vậy phải tăng cường vận động, giải thích và nâng cao ý thức của những người có liên quan. Nhiều người không biết về những nguy cơ đe dọa bản thân họ và gia đình.
Theo Soha/PLBĐ
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm