Có bầu ăn đào được không

Có bầu ăn đào được không? Với hương vị thơm ngon, đào là loại trái cây được nhiều bà bầu yêu thích. Song có một số quan niệm cho rằng, bà bầu ăn đào dễ bị sảy thai hoặc con sinh ra bị câm điếc. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào chứng minh điều đó.
23/10/2017 10:55

 Giá trị dinh dưỡng của quả đào

Một số người cho rằng, đào có nguồn gốc từ Ba Tư. Nhưng các nhà thực vật học lại xác định, đào được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó theo còn đường tơ lụa mà phân phối khắp nơi.

Ngày nay, đào được trồng ở nhiều quốc gia trên thế, trong đó có Việt Nam. Người Việt trồng đào nhằm mục đích lấy quả ăn và lấy hoa. Hoa đào là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc.

Co bau an dao duoc khong

 

Có bầu ăn đào được không, đào là loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Đào cùng họ với mận và mơ. Quả đào chín có thịt dày màu vàng hoặc ánh trắng, có mùi thơm. Bên ngoài vỏ có một lớp lông tơ dày và mềm mại.

Hiện nay, có 2 giống đào phổ biến là đào hột rời và đào hột dính. Loại đào có cùi thịt vàng thì có vị hơi chua, còn đào thịt trắng thì rất ngọt và thơm. Loại đào thịt trắng có nhiều ở Trung Quốc và một số nước châu Á.

Xét về giá trị dinh dưỡng, đào được xem là loại trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất cực tốt giúp mang lại cho con người nguồn năng lượng dồi dào. Quả đào chín có vị ngọt, ăn giòn, mùi thơm nên được hầu hết chị em phụ nữ ưa chuộng.

Quả đào chín chứa hàm lượng khoáng chất lớn như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm, đồng... cùng các loại vitamin như: A, B1, B2, B3, B6, folate, axit pantothenic, beta carotene... Một số nghiên cứu còn chỉ ra, đào chứa ít calo, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol. Tuy nhiên, đào lại là loại quả cung cấp nguồn chất xơ dồi dào cho con người.

Xét về khả năng bảo vệ cơ thể, đào được xem là loại trái cây cực tốt. Với hàm lượng phenolic và carotenoid cao đào có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cực hiệu quả. Sự kết hợp của 2 chất này giúp chống lại các khối u của bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết hoặc ung thư phổi. Theo nghiên cứu, thành phần axit chlorogenic và acid neocholorogenic trong quả đào còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả.

Với hàm lượng kém, vitamin C cao, quả đào chín còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người. Đào giúp làm  lành nhanh các vết thương, chống nhiễm trùng hoặc một số bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Có bầu ăn đào được không, sinh tố đào là món đồ uống lạ miệng và tốt cho sức khỏe

Nếu ăn đào thường xuyên còn giúp làm tăng lượng chất xơ trong cơ thể. Điều này giúp hòa tan nồng độ cholesterol xấu trong máu ngăn ngừa một số bệnh bề tim mạch hay bệnh ung thư đại tràng. Mặt khác, lượng chất xơ dồi dào còn giúp chống lại tình trạng táo bón, viêm loét dạ dày.

Có thể nhiều người không biết, thường xuyên ăn đào giúp bổ sung lượng lớn vitamin A trong cơ thể. Điều này giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về mắt như khô mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Đối với chị em phụ nữ, đào còn có tác dụng làm đẹp cực tốt. Hàm lượng vitamin C trong đào giúp bảo vệ da, chống lại các gốc tự do gây hại. Đặc biệt chất  Flavonoid hiện diện trong đào giúp bảo vệ và ngăn ngừa da khỏi tia UV. Với những ưu điểm trên mà hiện nay rất nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm sử dụng đào làm kem dưỡng da cho nữ giới.

Đối với những người béo phì, đào được xem là món ăn giảm cân cực hiệu quả. Bởi trong đào không chứa nhiều chất béo nên có thể giúp cơ thể kiểm soát cân nặng dễ dàng.

Bà bầu có thể ăn đào khi mang thai

Một số quan niệm dân gian cho rằng, bà bầu ăn đào sẽ dễ bị sảy thai hoặc con sinh ra sẽ bị câm điếc hay mọc nhiều lông. Tuy nhiên, cho đến nay các thông tin trên đều không có căn cứ và không có công trình nghiên cứu nào chứng minh điều này là đúng.

Theo đông y, quả đào sấy khô có vị hơi chua, đắng, tính bình nên có thể dùng trong trường hợp bị động thai. Một số sách y học cổ của Việt Nam cũng cho rằng, ăn đào có tác dụng điều kinh, cầm máu sau để, thông kinh huyệt.

Như vậy, có thể thấy ăn đào chín hoàn toàn không gây ra triệu chứng như sảy thai hoặc sinh con ra bị mắc dị tật như lời truyền bá trong dân gian.

Các chuyên gia dinh dường cho rằng, trong thời gian mang thai các mẹ có thể ăn đào. Nhưng chỉ nên ăn đào ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng đào quá mức tránh gây ra các tác dụng phục nguy hiểm.

Co bau an dao duoc khong

 

Có bầu ăn đào được không, bà bầu ăn đào không gây ra các di tật ở thai nhi

Như đã nói, quả đào chín có chứa hàm lượng chất xơ cao. Lượng chất này giúp bà bầu giảm nhanh tình trạng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, lượng chất xơ này cũng giúp giải tán nhanh lượng cholesterol xấu trong máu làm cho hệ tim mạch của bà bầu luôn khỏe mạnh.

Trong thời kỳ mang thai, thị lực của bà bầu có hiện tượng giảm sút. Để hạn chế tình trạng này, bà bầu nên ăn đào. Bởi trong đào có chứa nhiều vitamin A và beta carotene. Đây là loại chất cực tốt giúp duy trì sự sáng khỏe của đôi mắt. Mặt khác, bà bầu ăn đào còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh, ngăn chặn các gốc tự do phá hoại da.

Theo các chuyên gia, đào là loại trái cây cực tốt đối với thai nhi. Bà bầu ăn đào giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Hàm lượng folate cao giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh trong thai nhi.

Đồng thời, với hàm lượng vitamin cao, đào giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đặc biệt, dưỡng chất trong quả đào còn giúp cơ bắp và mạch máu của thai nhi phát triển tốt.

Bên cạnh việc ăn đào, bà bầu cũng có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho mình và thai minh bằng các loại quả khác như lựu, ổi, cam, chuối,  táo...

comment Bình luận

largeer