Có tang bao lâu được đi chúc Tết?

Người Việt chúng ta luôn có câu cửa miệng là “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì thế mà trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong dịp đầu năm mới mọi người thường kiêng kị một số việc để cầu may mắn cho một năm mới. Trong số những việc mọi người thường kiêng kỵ có việc kiêng người nhà có tang đi chúc Tết. Vậy có tang bao lâu thì được đi chúc Tết đầu năm?
03/12/2020 16:09

Có tang bao lâu được đi chúc Tết?

chuc-tet-nha-ngoai

Hình minh họa

Có lẽ đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong những dịp đầu năm. Bởi vì, theo quan niệm dân gian, vào những ngày lễ Tết đầu năm nhà có tang sẽ có tục lệ cất khăn tang trong 3 ngày Tết để bà con làng xóm đến chúc tết và an ủi, còn nhà có tang thì kiêng đi chúc Tết. Một số trường hợp gia đình có người mất vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể lo liệu được ngay thì nên chôn cất cho kịp ngày đó vì đa số mọi người đều kiêng kỵ về mai táng vào mùng 1 đầu năm. Còn nếu trong nhà có người mất vào đúng mùng 1 tết thì gia đình chưa phát tang vội mà phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng 2 làm lễ phát tang.

Trong tâm thức, quan niệm của người Việt Tết là ngày vui, là mở đầu cho cả một năm nên việc người có tang đi chúc Tết sẽ khiến gia chủ gặp xui xẻo trong cả một năm. Vì vậy, gia đình có tang thường rất chủ động trong việc này.  Tùy vào từng vùng miền mà sẽ có những quan niệm khác nhau về thời gian mà gia đình có tang được đi chúc Tết trở lại, có những nơi là một năm, có nơi thì đến 3 năm. Vì thế, bạn nên hỏi những người lớn trong nhà để biết được chính xác khoảng thời gian, từ đó chủ động để tránh gây mất niềm vui, bất hòa với làng xóm, láng giềng xung quanh.

Một số kiêng kỵ trong những ngày đầu năm

Untitled-1
  • Kiêng kỵ việc vay mượn, trả nợ đầu năm

Theo quan niệm của người xưa, đầu năm nếu cho ai đó vay mượn tiền bạc, đồ đạc trong nhà thì cả năm sẽ rơi vào tình trạng túng thiếu. Bởi vì, những ngày đầu năm nhất là mùng 1 Tết sẽ là ngày mở cửa để đón lộc vào nhà, nhưng nếu vào ngày này bạn cho người khác vay mượn, trả nợ sẽ giống như việc dâng tài lộc ra ngoài.

  • Kiêng kị đổ rác, quét nhà đầu năm

Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa, đầu năm nếu đổ rác, quét nhà thì sẽ đuổi thần tài ra khỏi nhà. Như thế, một năm đây gia đình sẽ không có tài lộc, may mắn trong chuyện tiền bạc. Thế nên, vào những ngày đầu năm, nhất là vào mùng 1 Tết các gia đình Việt Nam thường kiêng kỵ việc đổ rác, quét nhà.

  • Không cho lửa nước vào đầu năm

Trong quan niệm của mọi người, lửa có màu vàng đỏ tượng trưng cho sự may mắn, còn nước tượng trưng cho sự sinh sôi và tài lộc. Vì thế, nếu đầu năm cho lửa và nước cho người khác thì tức là cho đi may mắn, tài lộc của mình. Như thế, trong năm bản thân và gia đình sẽ dễ gặp xui xẻo, tai vạ. Vì thế, đầu năm các gia đình thường kiêng việc cho lửa và nước.

  • Kiêng làm rơi vỡ đồ dùng vào đầu năm

Những vật dụng như gương, đĩa, ly, bát đũa,… là những vật dụng rất dễ vỡ. Mà trong quan niệm dân gian, vào những ngày đầu năm việc làm rơi vỡ đồ vật sẽ không may mắn, khiến gia đình gặp những điều không tốt lành, thậm chí nhiều người còn quan niệm việc rơi vỡ đồ vật báo hiệu cho sự chia ly, đổ vỡ của gia đình. Vì thế, trong những ngày đầu năm mọi người thường rất cẩn trọng trong việc bưng bê đồ vật.

  • Kiêng đóng cửa nhà

Theo quan niệm dân gian, việc đóng cửa nhà vào đầu năm nhất là giao thừa và mùng 1 Tết sẽ khiến cho các vị thần linh không thể vào nhà, điều này cũng thể hiện sự bất kính đối với các vị thần linh như thế gia đình sẽ nghèo khó quanh năm.

Đây là quan niệm dân gian, có tính chất tham khảo không phải thông tin khoa học.

Thanh Hằng 

comment Bình luận

largeer