Có thể xét nghiệm ADN từ hài cốt đã hỏa táng hay không?

Liên quan đến vụ việc 775 hũ hài cốt bị bỏ lăn lóc, không có di ảnh tại chùa Kỳ Quang vừa qua đã khiến người dân vô cùng hoang mang, phẫn nộ. Một trong những điều quan tâm hiện giờ của mọi người là có thể xét nghiệm ADN từ hài cốt được hỏa táng hay không?
04/09/2020 16:23

 Xét nghiệm ADN là gì?

20190822_085457_758016_DNA-test.max-800x800

Xét nghiệm ADN chính là phân tích ADN có trong nhân tế bào và trên các NST

AND là chữ viết tắt của từ Axit DeoxyriboNucleic, đây là một phương thức xét nghiệm sử dụng ADN có trong nhân tế bào và trên các NST (nhiễm sắc thể).

ADN của mỗi người thường sẽ bao gồm các vật chất di truyền được thừa hưởng từ cả bố và mẹ, trong đó 1 nửa được thừa hưởng từ bố và nửa còn lại nhận từ mẹ. ADN sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chứa các thông tin di truyền đã được mã hóa.

Xét nghiệm ADN là phân tích so sánh những đoạn ADN tách chiết được từ các tế bào của cơ thể như máu, chân tóc, mô, tinh dịch, hay dấu vết sinh học có chứa ADN để có thể xác định được danh tính của hài cốt hoặc là để xác định mối quan hệ huyết thống.

Tiêu chuẩn xét nghiệm ADN hiện nay như thế nào đối với hài cốt?

Tiến hành xét nghiệm ADN chỉ lấy mẫu sinh phẩm đối với những hài cốt và lấy mẫu theo thứ tự ưu tiên, cụ thể:

-      Răng: lấy từ 1-2 răng còn nguyên vẹn của bộ hài cốt ( ưu tiên lấy các răng từ lớn đến nhỏ)

-      Xương: lấy 1 mẫu xương với kích thích tối thiểu là 2 x 2cm theo thứ tự ưu tiên là xương dài, xương ngắn, xương khó định hình, xương dẹt, xương vừng. Khi chọn nên nên lấy những mẩu xương còn chắc nhất,nguyên vẹn nhất.

Nếu như trong trường hợp mà hài cốt đã mủn nát, không thể thu thập được răng hoặc các mảnh xương còn nguyên vẹn để xét nghiệm ADN thì nên cố gắng chọn những mẩu xương tốt nhất còn sót lại để xét nghiệm.

Bình thường, để xương biến thành tro thì cần phải đưa lên giàn hỏa thiêu với nhiệt độ lên đến 900 – 1000 độ C. Các xương ống to, khớp và răng nhất là đối với răng nanh thường rất khó cháy, và chỉ cần một chút tủy bên trong những mẫu vật này thì có thể xét nghiệm ADN dễ dàng. Các loại xương khác cũng đều có thể giám định được ADN miễn là xương không bị thiêu đến mức thành vô cơ.

Hài cốt bị hỏa táng có thể xét nghiệm ADN được không?

dea6e7676924807ad935

Thi hài đã hỏa táng thì không thể tiến hành xét nghiệm ADN

Ths Nguyễn Thị Nga – hiện đang là Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền (CGAT) phân tích cho biết, hiện nếu muốn biết có thể xác định được ADN hay không thì trước tiên cần phải phân biệt đó là tro cốt hay hài cốt.

Tro cốt tức là thi hài sau khi chết được đem đi hỏa thiêu, lúc này thì vật chất còn lại chỉ là carbon (tro cốt), không còn vật chất chứa thông tin ADN nên không thể nào tiến hành giám định ADN được nữa. Còn trường hợp nếu thi hài là hài cốt sau khi chết được chôn cất ở các nghĩa trang thì vật chất vẫn còn ở thể rắn nên vẫn có thể tiến hành xét nghiệm ADN.

Theo các chuyên gia về ADN, hiện nay nếu như thi hài đã được hỏa táng, cháy ở điều kiện nhiệt độ lên đến hàng nghìn độ C, trở thành tro hoàn toàn thì ADN đã bị phá hủy hết chỉ còn lại phần canxi, lúc này không thể tiến hành xét nghiệm ADN được.

 

comment Bình luận

largeer