Công dụng chữa bệnh của cây hoắc hương núi
Vài nét về cây hoắc hương núi
Hoắc hương núi có tên khoa học là Teucrium viscidum, thuộc họ Hoa môi. Cây thuộc dạng thân cỏ, sống lâu (hơn 1 năm), phần gốc có khi hóa gỗ và thường cao dưới 70 cm. Lá cây mỏng, có dạng hình trứng, mép lá có dạng răng cưa. Hoa có lông, mọc thành cụm, tràng hoa màu hồng, có 4 nhị và có lá bắc hình mũi mác. Quả bế tư. Cây hay mọc ở những nơi có ánh sáng và độ ẩm tốt, thường thấy ở ven suối, ven rừng… tại các tỉnh phía Bắc.

Cây hoắc hương núi (Ảnh: Caythuoc.org)
Công dụng của cây hoắc hương núi
Toàn bộ cây hoắc hương núi đều có thể dùng làm thuốc và ở Trung Quốc, nó được gọi là vị thuốc “huyết kiến sầu”.
Cây có các công dụng như sau:
- Vị cay đắng nhưng tính mát.
- Giúp giải độc, sơ cứu khi bị rắn cắn, chó dại cắn.
- Điều trị viêm mũi, viêm amidan, hầu họng sưng đau.
- Giúp cầm máu, điều trị chảy máu cam, vết thương chảy máu ngoài da, nôn ra máu, ho ra máu (thổ huyết).
- Giúp giảm phù da thịt do bị đụng giập.
- Giúp tan máu bầm, dùng trong trường hợp đòn ngã tổn thương.
- Giúp giảm đau, điều trị đau thấp khớp.
- Điều trị đại tiện phân đen.
- Điều trị đau bụng kinh.
- Điều trị viêm dạ dày cấp tính và viêm ruột cấp tính.
Cách dùng: Mỗi ngày, sắc lấy nước uống từ 20 – 40g toàn cây hoắc hương núi.
Với trường hợp ghẻ lở, sơ cứu khi bị rắn cắn, rết cắn, chó dại cắn, bạn nên kết hợp uống thuốc với giã nát cây tươi rồi đắp lên vết thương.
Ở Trung Quốc, cây hoắc hương núi cũng được biết đến với các công dụng nổi trội như: Cầm máu, giải độc, tiêu thũng, ho ra máu, điều trị đòn ngã tổn thương, sơ cứu khi bị chó dại cắn, rắn độc cắn…
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng.
Các bài thuốc kết hợp
Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể dùng cây hoắc hương núi trong các bài thuốc kết hợp sau:
Giúp tan máu bầm khi bị đòn ngã tổn thương: Lấy 9g toàn cây cứt ngựa (hoắc hương núi), kết hợp với 9g cành lá rau húng quế, 9g củ nghệ đen và 9 g rau má lông, cùng nấu lấy nước uống.
Điều trị nôn ra máu, khí thũng phổi hoặc chảy máu cam: Lấy từ 30 – 60g toàn cây hoắc hương núi (dùng tươi) và 30g đường đỏ, cùng cho vào nồi, thêm nước, nấu sôi rồi tắt và đợi nước nguội thì chắt ra uống.
Thông tin thêm
Theo Tạp chí The American Chemical Society and American Society of Pharmacognosy, trong cây hoắc hương núi có chứa một số hoạt chất giúp hạ đường huyết (thông qua cơ chế thúc đẩy chuyển hóa năng lượng từ đường).
Nhìn chung, hiện nay, các công trình nghiên cứu về cây hoắc hương núi vẫn còn khá khiêm tốn. Hy vọng trong tương lai, cây thuốc này sẽ được chú ý nhiều hơn.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm