Công dụng chữa bệnh của cây mắm

Cây mắm là một trong những loại cây điển hình của hệ sinh thái vùng ngập mặn. Đây là loại cây đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn việc nước biển xâm lấn, kéo theo tình trạng tăng thủy triều và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây mắm khá hiệu quả.
06/01/2025 16:45

Công dụng của cây mắm

Cây mắm không chỉ được biết đến là một vị thuốc quý được sử trong các bài thuốc Đông y và chữa được khá nhiều bệnh. Có thể kể đến một số bệnh như:

- Chữa bệnh phong (hủi): Trong dân gian lưu truyền bài thuốc chữa bệnh phong từ vỏ cây mắm và được áp dụng cho đến ngày nay. Vỏ cây mắm sau khi thu hoạch, rửa sạch và chế biến dưới dạng cao mềm dưới dạng thuốc viên hoặc cao lỏng để bôi hoặc đem ngâm rượu uống cũng rất tốt. 

cay-mam-2

- Chữa bệnh viêm loét: Đem pha khoảng 50% cao mắm dạng lỏng cùng với 50% nước rồi đắp trực tiếp vào vết loét. Tác dụng của các thành phần trong cây mắm sẽ hỗ trợ làm lành vết thương, kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả.

- Điều trị hoại tử: Trong bài thuốc này sử dụng lá cây mắm biển giã nhuyễn cùng với một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Đối với vết thương lành không bị lở loét thì đắp kín hết vết thương, còn nếu vết thương hở thì khi đắp nên chừa ra một chỗ trống để các chất độc bên trong vết thương được đẩy ra ngoài. Kiên trì thực hiện bài thuốc này và thay thuốc 2 ngày/ lần. 

- Viêm da kèm theo lở loét: Bài thuốc này cũng sử dụng lá của cây mắm biển. Lá mắm biển rửa sạch, đun sôi lên với nước, nấu trong vòng 10 – 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy phần nước uống hằng ngày. Nước lá cây mắm không chỉ tốt trong việc cải thiện tình trạng viêm da, lở loét mà còn giúp mát gan, thanh lọc cơ thể, trợ tim. 

- Chữa mất ngủ: Trong Y học cổ truyền còn ghi chép về thông tin cây mắm được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ, an thần, chữa chứng suy nhược thần kinh khá hiệu quả. 

- Làm thuốc kích dục: Trong văn hóa y học Ấn Độ, người ta sử dụng hạt cây mắm để bào chế làm thuốc kích dục. Những quả mắm chưa chín thì dùng để giã nhuyễn, đắp vào vùng bị áp xe mưng mủ. 

- Một số tác dụng khác: Nhiều người dân miền Nam còn dùng tro gỗ cây mắm dùng để giặt đồ thay bột giặt vì trong đó có chứa hàm lượng cao chất alcaline. Không những vậy, cây mắm còn có tác dụng đuổi muỗi. Hoa cây mắm là nguồn để nuôi lấy mật, thân cây thì lấy củi, lá dùng để làm phân xanh do chứa nhiều đạm và quả của cây mắm biển đen có thể ăn được. 

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu cây mắm

- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Cây mắm là một vị thuốc nam quý và được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền nên hầu hết các phòng khám Đông y, cửa hiệu thuốc đông dược… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng nên tìm đến những cửa hiệu bán thuốc uy tín, chất lượng và có giấy phép hoạt động.

- Cây mắm khác với cây bọ mắm hay cây thuốc dòi nên cần tìm hiểu kỹ và hết sức cân nhắc trước khi sử dụng. 

Có thể nói, cây mắm vừa là loại thực vật đặc trưng của hệ sinh thái vùng ngập mặn vừa đem lại nhiều lợi ích chữa bệnh, tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, con người cần ra sức bảo vệ nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó, trước khi muốn sử dụng vị thuốc này cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh gây phản tác dụng. 

Lưu ý mọi thông tin về cây mắm trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về loại dược liệu này, vui lòng đến những cửa hiệu thuốc Đông y để được tư vấn cụ thể hơn. 

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

comment Bình luận

largeer