Công dụng của cây chân rết

Cây chân rết còn có tên gọi khác như cây cơm lênh, cây ráy bò, tràng pháo…. Với hình thù rất đặc biệt, tên gọi của loài cây này cũng chính là môt tả cho hình dáng của nó.
03/06/2024 18:29

Giới thiệu về cây chân rết

Cây chân rết có tên khoa học là: Pothos repens (Lour.), cây thuộc họ ráy. Cây có hình dáng giống như một con rết đang bò, ở chính giữa là thân cây và hai bên là các lá cây mọc áp sát vào vách núi như những cặp chân của con rết. Lá cây hầu như không có cuống mà phần cuống lá đã ôm sát vào thân cây.

Cây có thể sống được ở những nơi tưởng chừng không có sự sống như ở các vách đá dựng đứng, cây vẫn có thể chịu được những nơi có thời tiết khô hạn.

Bộ phận dùng: Dân gian dùng toàn cây, như hình ảnh dưới đây người dân hái lấy cả thân, lá rễ về băm ngắn, phơi khô làm thuốc.

Tính vị cây chân rết: Chân rết có vị hơi đắng, tính mát.

caychanret

Cây chân rết (Ảnh: Caythuoc.org)

Công dụng của cây chân rết

Theo tài liệu Từ điển cây thuốc Việt Nam tái bản mới của Võ Văn Chi, cây chân rết được dân gian sử dụng trong điều trị một số chứng bệnh sau:

- Điều trị động thai.

- Điều trị hiện tượng Phụ nữ sau sinh bị ra nhiều huyết.

- Điều trị bong gân, giãn cơ, giãn dây chằng.

- Đau bên ngoài màng óc (Như cảm giác đau lớp bên trong của hộp sọ).

Liều dùng và cách dùng

Điều trị động thai, băng huyết sau khi sinh nở

Dùng 25g chân rết khô, 20g củ gai khô (Tất cả đem sao vàng hạ thổ). Sắc với 1,5 lít nước, đun cạn lấy khoảng 800ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục khoảng 10 ngày.

Điều trị bong gân, giãn dây chằng do chấn thương

Dùng khoảng 15-20g chân rết khô, hầm với gân heo lấy nước ăn hàng ngày.

Mỗi ngày làm 1 lần, dùng liên tục trong khoảng 1 tuần

Điều trị đau màng óc

Nếu nhà trồng được cây tươi, hoặc thu hái được cây tươi trên rừng bạn có thể áp dụng theo cách sau: Lấy khoảng 100g cây tươi giã nát, ép lấy nước, thêm chút muối và nước sôi để nguội, khuấy đều. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Phần bã đắp phía bên ngoài vùng màng não bị đau.

Những lợi ích khác của cây chân rết

Đây là một loại cây độc đáo, ngoài sử dụng trong y học cổ truyền một số người sành cây cảnh còn trồng cây này như một thú chơi cây cảnh độc lạ. Với hình dáng vô cùng độc đáo, đây sẽ là một loại hoa cây cảnh tuyệt vời, giúp trang chí thêm cho ngôi nhà của bạn.

Với đặc điểm thường bám trên những vách đá hoặc vách thường, cây chân rết thích hợp trồng bên cạnh tường nhà, cho cây bám và bờ tường nhà hoặc bờ tường bao, cổng sẽ rất đẹp và xanh mát.

Lưu ý phân biệt

Không nhầm lẫn với cây chân rết cẩm thạch (một loại cây cảnh) cũng có hình dáng gần giống với cây chân rết rừng, chỉ khác chân rết cẩm thạch có thân to mập hơn, lá chân rết cẩm thạch dầy và ngắn hơn.

Ngoài ra, chân rết cẩm thạch có thể sống trong châụ mà không cần bám vào vách đá hay tường.

Chưa có thông tin về sử dụng cây chân rết cẩm thạch làm dược liệu, nếu sử dụng nhầm, người dùng có nguy cơ ngộ độc hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vì vậy, cần hết sức chú ý, tránh nhầm lẫn.

Lưu ý thêm

Việc sử dụng cây cây chân rết cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ đông y, người bệnh không nên tự sử dụng mà nên liên hệ các bác sĩ y học cổ truyền để các bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, từ đó các bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh cách dùng an toàn và hiệu quả.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer