“Cứu tinh” cho những ca bệnh mất máu nặng

Ðối với những người có nguy cơ tử vong do mất máu nghiêm trọng, phương pháp chẩn đoán fibrinogen do các chuyên gia Úc phát triển có thể trở thành “cứu tinh” của họ.
01/11/2022 17:29
Phương pháp chẩn đoán fibrinogen (Ảnh: ANI)

Phương pháp chẩn đoán fibrinogen (Ảnh: ANI)

Fibrinogen là một protein cần có trong máu để giúp đông máu, qua đó ngăn ngừa tử vong do mất nhiều máu. Khi mất máu nhiều do bị chấn thương nặng chẳng hạn như tai nạn xe, phẫu thuật hoặc những biến chứng trong sinh nở, bệnh nhân được truyền máu nhiều lần nhưng nồng độ fibrinogen của họ cũng sẽ giảm. Thậm chí sau hàng chục lần truyền máu, người bệnh vẫn còn chảy máu. Ðiều cần thiết lúc này là tiêm fibrinogen cho nạn nhân, nhưng tiêm quá nhiều có thể khiến họ mất mạng. Từ hiểm họa đó, nhóm nghiên cứu tại Ðại học Monash đã phát minh công cụ chẩn đoán fibrinogen cầm tay và chi phí thấp. Công cụ này gồm có một phiến kính, màng phim Teflon và một mảnh giấy có thể đo nồng độ fibrinogen trong máu trong vòng chưa đầy 4 phút, thay vì mất tới 30 phút như các xét nghiệm cùng chức năng hiện nay.

Giáo sư Gil Garnier, Giám đốc Viện nghiên cứu BioPRIA thuộc Ðại học Monash, tin rằng công cụ mới sẽ giúp các bác sĩ cấp cứu xác định nồng độ fibrinogen trong máu bệnh nhân nhanh và chính xác, qua đó sớm đưa ra phương pháp ngăn chặn tình trạng mất máu nguy hiểm. Ngoài ra, không như những thiết bị xét nghiệm fibrinogen khá cồng kềnh hiện có trong các bệnh viện, phương pháp mới nhỏ gọn, nên có thể trang bị cho các xe cứu thương và phương tiện sơ cứu, ở những địa điểm xa xôi.

Theo ANI

comment Bình luận

largeer