Đại dịch Covid-19 khiến phụ nữ châu Á gánh chịu nhiều hậu quả khốc liệt

Đại dịch COVID-19 đã làm đời sống phụ nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì mất việc làm, bất bình đẳng giới và tình trạng nghèo đói ngày càng ảm đạm.
29/12/2020 09:11

Thất nghiệp, nghèo đói đè lên vai phái nữ

Trên khắp thế giới, phái nữ đang phải gánh chịu hậu quả kinh tế và xã hội mà đại dịch COVID-19 gây ra. Số lượng người thất nghiệp ngày càng nhiều hoặc bị ảnh hưởng từ các biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan của virus. Những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất - với số lượng nhân viên chính là phụ nữ - có thể kể đến là ngành thực phẩm, bán lẻ và giải trí. Không chỉ vậy, khoảng 70% nhân viên y tế trên thế giới cũng là phụ nữ. 

Các học giả và nhà nghiên cứu dự đoán rằng hậu quả của đại dịch sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà phụ nữ đạt được trong vài thập niên qua. Cho đến nay, hầu hết các chính phủ ở châu Á không có nhiều chính sách để đối phó hoặc giải quyết những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt. 

Một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc cho thấy, cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ làm tăng đáng kể tình trạng nghèo nàn của phụ nữ. Dự báo vào năm tới, thêm 47 triệu phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực - dưới 1,9 USD (hơn 40.000 đồng)/mỗi ngày - nâng tổng số toàn cầu lên 435 triệu. Và khủng khiếp hơn, con số này sẽ không trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2030.

phunuchau a

Các bà mẹ đơn thân và phụ nữ sống trong những hộ gia đình có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch - Ảnh: Maro Enriquez

Fiona Nott, Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận The Women’s Foundation, cho biết: “Những tác động kinh tế của đại dịch đang bắt đầu “được cảm nhận” trên khắp thế giới và khi các công ty bắt đầu đưa ra một số quyết định khó khăn, phụ nữ đang phải trả giá. Phụ nữ kiếm tiền ít hơn, tiết kiệm hơn, ít việc làm hơn và phải làm công việc chăm sóc gia đình, con cái ngoài việc làm chính thức… Những điều này khiến họ dễ bị tổn thất về kinh tế hơn nam giới”.

Đói nghèo kéo theo bất bình đẳng và bạo lực

Sự bất ổn về tài chính và việc làm sẽ tiếp tục làm gia tăng các nguy cơ liên quan đến bạo lực gia đình. Các nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ thuộc nhóm các bà mẹ đơn thân hay những người thuộc hộ gia đình thu nhập thấp càng có thêm áp lực cũng như những rủi ro về sức khỏe.

Sara Davies - giáo sư quản trị sức khỏe toàn cầu và phụ nữ tại Đại học Griffith (Úc), cho biết khoảng cách về lương theo giới sẽ tăng lên trong năm nay, do một số nền kinh tế đã tập trung vào việc ưu tiên nam giới cho lực lượng lao động chính. “Phụ nữ sẽ có ít cơ hội hơn trong việc đàm phán các điều khoản về việc làm và tiền lương. 

Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế, gần 510 triệu phụ nữ, chiếm 40% tổng số người có việc làm trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Con số này ở nam giới là 36,6%.

Một nghiên cứu gần đây từ tổ chức phi lợi nhuận Phụ nữ làm việc không chính thức có trụ sở tại Mỹ, cho thấy “một bức tranh toàn cầu ảm đạm” khi những người lao động theo thời vụ tâm sự họ không có việc làm, với mức thu nhập bằng 0. Ở Ấn Độ, gần 100% một số ngành hoàn toàn không có việc làm, như người giúp việc, người bán hàng rong và người nhặt rác. Ở Thái Lan, các nhân viên massage đã không có việc khi các biện pháp cách ly xã hội có hiệu lực.

Ngoài ra, những lao động giúp việc, gia đình nhập cư - hầu hết là phụ nữ - đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có 72% mất việc làm trong năm nay. Nhiều người đã không thể trở về nước, không có tiền và một số phải dựa vào các mái ấm từ thiện. Riêng những người đã trở về nhà vào đầu năm nay thì không thể quay lại nơi làm việc của họ - điều này cũng khiến họ không có thu nhập.

Theo những khảo sát được thực hiện trên một ứng dụng di động dành cho các bà mẹ, khoảng 56% bà nội trợ Indonesia cho biết, họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và thiếu ngủ. Khoảng 60% người được hỏi cho biết họ lo lắng về tình hình tài chính của mình.

Liên Hiệp Quốc đã dự báo về sự bùng phát tình trạng nghèo cùng cực giữa đại dịch, bên cạnh đó là những vấn đề về bạo lực gia đình. Tổ chức này kêu gọi chính phủ các nước, đặc biệt là châu Á, nên quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, sinh sản cũng như những thách thức lớn mà phụ nữ phải đối mặt trong thời kỳ đại dịch. 

Theo Phunuonline

comment Bình luận

largeer