Nhiều nơi tại Đức hoãn tiêm chủng ngừa COVID-19 vì vaccine không được bảo quản đủ lạnh
"Khi kiểm tra các thiết bị đo nhiệt độ được đặt trong các thùng giữ lạnh, các chuyên gia nghi ngờ việc tuân thủ yêu cầu bảo quản vaccine lạnh" - phát ngôn viên của huyện Lichtenfels, bang Bavaria, Đức, cho biết trong một tuyên bố.
Người này cũng tiết lộ nhiệt độ trong một chiếc thùng giữ lạnh vaccine đã tăng lên 15 độ C, cao hơn mức tối đa 8 độ C do nhà sản xuất quy định.
Theo Reuters, BioNtech trước đó cho biết trong một tuyên bố rằng: Họ sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển lô vaccine tới 25 trung tâm phân phối của Đức. Trong khi đó, các bang liên bang và chính quyền địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm về việc vận chuyển chúng đến các trung tâm tiêm chủng và các đội tiêm chủng lưu động.
BioNTech cho biết sau khi được lấy ra khỏi tủ đông lạnh, vaccine của họ có thể bảo quản trong 5 ngày ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C và lên tới 30 độ C trước khi sử dụng khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA cần phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp, khoảng -70 độ C, trước khi được chuyển đến các trung tâm phân phối trong các thùng giữ lạnh bằng đá khô.
Do đó, các thùng giữ lạnh do Pfizer thiết kế đều được trang bị bộ theo dõi GPS để các công ty có thể giải quyết các vấn đề tiềm ẩn về bảo quản vaccine trên đường vận chuyển.
Người phát ngôn huyện Lichtenfels cho biết: 1.000 mũi tiêm đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề nhiệt độ. Nhiều thành phố cũng như các quận Coburg, Kronach, Kulmbach, Hof, Bayreuth và Wunsiedel ở phía bắc bang Bavaria, cũng đang chờ phản hồi từ BioNTech về việc liệu vaccine có còn sử dụng được hay không?

Việc trì hoãn tiêm vaccine ở Đức cho thấy việc triển khai tiêm chủng vẫn còn nhiều thách thức. (Ảnh minh hoạ: Mercury News)
"Tiêm ngừa COVID-19 không phải là việc ai được tiêm vaccine đầu tiên hay ai được tiêm nhiều liều nhất. Việc đảm bảo an toàn và cẩn trọng vì lợi ích của người dân mới là vấn đề được ưu tiên hàng đầu" - Oliver Baer, quan chức của một huyện tại thành phố Hof cho biết.
Việc trì hoãn tiêm vaccine ở Đức cho thấy công tác triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn còn nhiều thách thức. Cùng lúc, các cơ quan quản lý của nước này cũng xem xét phê duyệt các loại vaccine khác, bao gồm vaccine do Moderna và AstraZeneca sản xuất, được cho là dễ vận chuyển và bảo quản hơn.
Tại Đức, chiến dịch tiêm phòng COVID-19 đã bắt đầu được triển khai trên toàn quốc. Các cư dân lớn tuổi và những người sống trong các viện dưỡng lão là những đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine đầu tiên.
Chính phủ liên bang Đức đang có kế hoạch phân phối hơn 1,3 triệu liều cho các cơ quan y tế địa phương vào cuối năm nay và khoảng 700.000 liều mỗi tuần kể từ tháng 1/2021.
Theo VTV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm