Đắk Lắk: Tăng cường phòng chống bệnh dại
Nguy hiểm từ bệnh dại
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có 5 ca tử vong do bệnh dại trên người và khoảng 6.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng. Trong năm 2024, toàn tỉnh có 7 trường hợp tử vong và 3 tháng đầu năm 2025 có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Theo bác sĩ Trần Kim Long, Phó phụ trách Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, bệnh dại do virus dại gây ra, là một bệnh lây truyền từ động vật sang người với tỷ lệ tử vong gần như 100% nếu người bệnh đã xuất hiện các triệu chứng. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Người đã bị bệnh dại gần như khó qua khỏi. Có nhiều nguyên nhân gây tử vong do bệnh dại ở người, trong đó nguyên nhân hàng đầu đó là người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại; hoặc có tiêm nhưng tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định, tự điều trị, dùng thuốc nam.

(Ảnh minh hoạ)
Bác sĩ Long cũng nhấn mạnh: Bệnh dại có thể xuất hiện quanh năm trên động vật và lây truyền sang người qua vết thương hở. Đặc biệt, trời nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất. Thời gian ủ bệnh dại thông thường từ 1 - 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ, vị trí của vết cắn có liên quan đến nhiều dây thần kinh và có gần não hay không. Nhưng khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong gần như 100%.
"Tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay, nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao. Chó và mèo thả rông không rọ mõm là nguồn lây bệnh chính, đặc biệt ở các khu vực công cộng, đông người có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp. Việc không tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo và sự thiếu ý thức bảo vệ cộng đồng của một số chủ nuôi đã khiến tình trạng bệnh dại trở nên nghiêm trọng. Những hành vi như để chó mèo chạy rông, giết mổ chó, mèo và buôn bán không kiểm soát cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ lây lan bệnh. Dù bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng người dân hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp như tiêm vaccine phòng dại cho chó mèo. Đặc biệt, người dân cũng cần vệ sinh và khử trùng vết thương ngay sau khi bị chó, mèo cắn hoặc cào, đồng thời đến cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại", bác sĩ Long nói.
Chủ động kiểm soát các loại bệnh dịch nguy hiểm trên gia súc, gia cầm
Để chủ động kiểm soát có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, các bệnh lây truyền giữa động vật và người, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và khẩn trương tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vaccine và sát trùng tiêu độc đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ theo quy định, không để quá hạn hoặc hết hạn; rà soát tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vaccine tại thời điểm tiêm vaccine, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi. Giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tiêm vaccine và lợi ích của việc tiêm vaccine; xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện.
Khuyến cáo của ngành Y tế
Để phòng ngừa bệnh dại cho bản thân và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện như sau:
1. Tiêm vaccine phòng dại cho tất cả chó, mèo; người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Không đùa nghịch, chọc phá chó mèo; tránh tiếp xúc với chó, mèo có biểu hiện bất thường, nhất là với trẻ em.
3. Khi bị chó, mèo cắn:
Vệ sinh và khử trùng vết thương: rửa vết thương ngay lập tức bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, rửa vết thương bằng nước; sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn. Không băng kín vết thương và hạn chế làm dập vết thương.
Tiêm vaccine phòng bệnh dại và/hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó hoặc mèo cắn. Để vaccine phòng bệnh dại có hiệu quả cần tiêm vaccine đầy đủ trong thời gian ủ bệnh, trước khi các triệu chứng bệnh dại xuất hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không tự điều trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
4. Hạn chế tối đa việc buôn bán, giết mổ chó, mèo để giảm nguy cơ, rủi ro tiếp xúc trực tiếp với virus dại từ chó, mèo.
5. Trường hợp có nguy cơ mắc bệnh dại, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, tư vấn và xử lý kịp thời.
Theo VTV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm