Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị kiết lỵ
Cách nhận biết trẻ bị kiết kỵ
Kiết lỵ là một dạng bệnh thường dẫn đến đau bụng ở trẻ, những không phải kiểu đau nhẹ mà đau quằn quại thành từng cơn một, và cũng có kèm theo cả sốt. Một ngày trẻ đi vệ sinh rất nhiều lần, thậm chí là liên tục không ngớt lúc nào, mối lần chỉ đi một ít trong phân thường sẽ kèm theo dịch nhầy và máu.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị kiết lỵ
Với bệnh kiết lỵ không giống như đi ngoài thông thường là có thể uống nước điện giải hay thuốc là đỡ. Mà chúng cần phải có những cách điều trị ngay lúc đấy, nếu không bệnh sẽ có thể biến chứng thành một số những bệnh nguy hiểm như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa…
Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ
Đối với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bị kiết lỵ thì nguyên nhân chính có thể là do mắc các bệnh về đường tiêu hóa, do hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ kém, lợi khuẩn đường ruột còn yếu nên rất dễ dẫn đến viêm hay rối loạn tiêu hóa.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có một số nguyên nhân khác cũng rất dễ khiến trẻ bị lỵ đó là do trẻ bị dính độc, thời tiết giao mùa khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ. Hoặc đơn giản là do thói quen ăn uống, có thể thức ăn chưa đảm bảo vệ sinh khi chế biến, trẻ ăn đồ ăn đóng hộp nhiều, thức ăn ôi thiu sẽ có nhiều vi khuẩn gây hại đường ruột cũng dễ khiến trẻ bị kiết lỵ.
Cách chăm sóc trẻ bị kiết lỵ
Trước khi đưa ra cách chăm sóc hiệu quả thì các mẹ phải cho trẻ đến khám tại bệnh viện để biết chính xác nguyên nhân hay tình trạng bệnh ở mức độ nào còn có cách chữa trị đúng đắn. Sau khi đã được chuẩn đoán bệnh cũng như lời khuyên từ bác sĩ thì các mẹ chỉ cần bỏ công sức chăm sóc con thì chẳng mấy mà con khỏi bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị kiết lỵ
Chăm sóc trẻ bị kiết lỵ thường rất đơn giản, các mẹ luôn phải tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Đồ ăn phải là những đồ còn tươi sống, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, nhiều vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, hạn chế ăn những đồ ăn có nhiều chất xơ vì sẽ làm trẻ đi ngoài nhiều hơn.
Do trẻ đi ngoài nhiều nên sẽ bị mất nước, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất trước đấy. Ngoài ra thì mẹ cần phải đảm bảo vấn đề vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, luôn cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng diệt khuẩn, không cho trẻ nghịch bẩn, luôn giữ gìn nhà cửa sạch sẽ…
Như vậy, cách chăm sóc trẻ bị kiết lỵ nhanh khỏi nhất đã được gợi ý toàn bộ bên trên, các mẹ chỉ cần áp dụng những điều trên thì đảm bảo con bạn sẽ mau chóng khỏi bệnh.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am