Nấm miệng là bệnh gì? Và cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng như thế nào?
Nấm miệng là bệnh gì? Và nguyên nhân do đâu?
Nấm miệng là tình trạng trong đó các loại nấm tích tụ trên niêm mạc miệng, gây tổn thương răng miệng. Thường thì những loại nấm có màu trắng kem, tập trung cả ở lưỡi và toàn bộ bên trong miệng. Nơi xuất hiện nấm thì sẽ khiến trẻ bị đau, khó chịu dẫn đến quấy khóc, biếng ăn, suy dinh dưỡng do cơ thể không thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết.

Nấm miệng là bệnh gì? Và cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng như thế nào? Ngoài việc cho trẻ đi khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Nguyên nhân khiến trẻ thường bị nấm miệng là đối với trẻ em thì hệ thống miễn dịch cũng như sức đề kháng còn non yếu vì thế chưa có khả năng chống lại vi khuẩn. Hoặc cũng có thể do trong giai đoạn mang thai người bị bị viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo không điều trị dứt điểm nên có khả năng lây sang con. Ngoài ra cũng có thể do trẻ sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều, cha mẹ không giữ gìn vệ sinh răng miệng trẻ cẩn thận cũng làm trẻ dễ bị nấm miệng…
Cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng tại nhà
Ngoài việc cho trẻ đi khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ ra thì mẹ cũng cần phải chú ý đến những vấn đề liên quan đến vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đó là vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ đều đặn ít nhất 2 lần/ ngày, sau các bữa ăn cũng cần cho trẻ súc miệng để loại bỏ bớt vi khuẩn tồn đọng trong miệng. Với trẻ chưa biết đánh răng thì mẹ có thể sử dụng bông gạc hay khăn mềm lau nhẹ nhàng những mảng bám trên niêm mạc miệng, tránh lau mạch sẽ khiến vi khuẩn nấm lây lan rộng hơn. Với trường hợp khi mẹ rà lưỡi cũng như vệ sinh khoang miệng cho trẻ thì cần phải đảm bảo tay đã được rửa sạch sẽ bằng xà phòng, không còn móng tay…

Nấm miệng là bệnh gì? Và cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng như thế nào? Cuối cùng là những đồ dùng trước khi trẻ bị nấm miệng thì phải được vệ sinh rửa đi sạch sẽ
Đối với trẻ bị nấm miệng thường sẽ đau rát khó ăn, nên mẹ cần phải nấu những món mềm, dễ nhai, dễ nuốt, không cho ăn đồ ăn mặn, cay nóng, nước uống có ga, các loại bánh kẹo hay đồ ăn sử dụng nhiều dầu mỡ. Nên bổ sung nhiều trái cây tươi để cung cấp vitamin c và chất xơ giúp giảm tình trạng nấm và tăng sức đề kháng của trẻ. Ngoài ra thì cha mẹ cần phải cho trẻ uống nhiều nước lọc để tránh việc khô miệng và làm nấm tái phát.
Cuối cùng là những đồ dùng trước khi trẻ bị nấm miệng thì phải được vệ sinh rửa đi sạch sẽ, nhất là đồ dùng như bình sữa, núm vú giả thì nên luộc lại bằng nước ấm và ngâm nước muối để đảm bảo vi khuẩn nấm đã tiêu diệt hết. Tránh tình trạng nấm miệng kéo dài và nặng hơn.
Trên đây là những chia sẻ nhỏ về cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng tại nhà. Hy vọng rằng các mẹ sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am