Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý

Hiện nay, trẻ em thường bị tăng động hay còn gọi là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ cộng đồng, vì vậy các cha mẹ cần phải có những phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý tốt nhất cho trẻ.
16/09/2018 21:04

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý là gì?

Không quá khó để có thể nhận ra con mình mắc phải căn bệnh này, chỉ cần các mẹ thấy những biểu hiện sau đây của trẻ ở nhà, nơi công cộng, ở trường lớp thì có thể khẳng định được trên 80% độ chuẩn xác nhé!.

Thứ nhất, hoạt động một cách thái quá: tức là trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa, leo trèo không bao giờ ngồi yên được một lúc nào hết, thường thấy trẻ bồn chồn, ngồi không yên lúc nào cũng trong tư thế nhấp nhổm…

dau hieu tre bi tang dong

Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý. Trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa, leo trèo không bao giờ ngồi yên được một lúc nào hết

Thứ 2, trẻ rất dễ mất tập trung tức là sự tập trung chú ý của trẻ rất kém: do thường xuyên nô đùa nghịch ngợm nên trẻ thường không để ý đến lời người khác nói, hay lời mọi người nhắc nhở. Hoặc khi giao cho trẻ một việc gì thì trẻ thường không nhớ, thường trẻ hay có thói quen chen vào câu người khác nói, không cẩn thận, hay quên hoặc để thất lạc đồ dùng hoặc đồ chơi…

Thứ 3, kiểm soát động tác kém: trẻ tăng động thường hay gây ồn ào, làm phiền đến những người xung quanh. Ngoài ra thì với những trẻ tăng động thì còn bị rối loạn giấc ngủ, hay lo âu.

Cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm sự chú ý

Với những trẻ này nếu không được điều trị trước khi lên 7 tuổi hoặc không có cách chăm sóc hợp lý thì hậu quả sau này sẽ rất nghiêm trọng. Dưới đây là lời khuyên về cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý tại nhà khá hiệu quả mà các mẹ nên biết.

Để có thể chữa khỏi bệnh này thì các mẹ có thể nhờ đến các chuyên gia tâm lý và kèm thêm việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng tại nhà cho trẻ. Các nhà khoa học đã chứng minh cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là chất sắt và kẽm. Vì 2 chất này có khả năng phát triển hệ thận kinh và trí tuệ. Ăn nhiều tinh bột, và rau xanh để ổn định đường huyết nhưng hạn chế những thực phẩm nhiều tinh bột và đường. Ngoài ra nên cho trẻ ăn đủ axit béo đó là omega 3 và omega 6.

Với trẻ bị tăng động thì cha mẹ nên để mắt đến trẻ thường xuyên, thường xuyên massage cho trẻ để giúp trẻ trầm tĩnh, dễ ngủ, giúp trẻ cải thiện phần nào được hành vi hơn.

Cuối cùng cha mẹ có thể sử dụng âm nhác để cải thiện khả năng nghe, giúp não trẻ tập trung vào âm thanh mà không bị phân tán. Cũng có thể tư vấn thêm một vài trang bị về phòng ốc, dụng cụ giáo dục đặc biệt và những kiến thức chuyên môn để có thêm các cách chăm sóc khác.

Hy vọng với cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý trên, sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để cải thiện phần nào bệnh tăng động ở con mình.

comment Bình luận

largeer