Cách chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ nhỏ bằng lá lốt

Lá lốt không chỉ là một loại rau sử dụng trong nấu ăn mà nó còn là một vị thuốc dân gian có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, lá lốt có tác dụng chữa dứt điểm bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ vào ban đêm.
30/06/2018 00:41

1. Tại sao trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi trộm?

Ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ.  Ra mồ hôi giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể hoặc giúp thải các độc tố ra ngoài. Ra mồ hôi ở trẻ thường xuất hiện ở lưng, cổ, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân… Thành phần của mồ hôi chủ yếu là nước và một số chất cạn bã.

Tuy nhiên, có một số trẻ bị ra mồ hôi vào ban đêm gọi là chứng ra mồ hôi trộm. Trẻ thường bị ra mồ hôi trộm ở đầu tóc, cổ hoặc phía sau lưng. Một số trẻ ra mồ hôi trộm kèm theo hiện tượng bứt rứt, chân ngủ không yên, hay giật mình, chán ăn, quấy khóc…

Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ra mồ hôi như:

- Trẻ đổ mồ hôi trộm do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Cụ thể là biểu hiện của rối loạn hệ giao cảm, phó giao cảm hoặc cả hai.

Empty

Cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ bằng lá lốt. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể gây viêm đường hô hấp rất nguy hiểm

- Đổ mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm dẫn đến tình trạng quấy khóc, khó ngủ, thần kinh dễ bị kích động, dễ rụng tóc vùng gáy. Thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi do sinh non, thiếu cân, mắc các bệnh nhiễm khuẩn…

- Đổ mồ hôi trộm còn xuất hiện ở trẻ khi cha mẹ cho con ngủ phòng kín, đắp nhiều chăn dễ dẫn đến toát mồ hôi.

- Đổ mồ hôi trộm cũng có thể xuất hiện do hệ thần kinh chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện.

Ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là vấn đề rất đáng được quan tâm. Nếu trẻ bị ra mồ hôi trộm thường xuyên mà cha mẹ không phát hiện được thì dễ dẫn đến tình trạng bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nếu bị viêm đường hô hấp do đổ mồ hôi trộm thì trẻ phải uống uống thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có tác dụng phụ là tiêu diệt hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, sụt cân…

Chứng đổ mồ hôi trộm diễn ra thường xuyên còn dẫn đến tình trạng mất muối, mất nước. Nếu mất mồ hôi trộm ra quá nhiều trẻ dễ mất các chất điện giải dẫn đến da khô, nhăn, háo khát, mêt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần. Từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn…

2. Cách chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ nhỏ bằng lá lốt

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sẽ trở nên nguy hiểm nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi mới xuất hiện mồ hôi trộm cha mẹ có thể áp dụng cách chữa từ một số bài thuốc dân gian, trong đó có cách chữa mồ hôi trộm từ lá lốt.

Theo đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, thơm nên có tác dụng ôn trung tán hàn, lọc và đào thải độc tố cho cơ thể. Lá lốt được xem là vị thuốc để cữa bệnh phong thấp, đau bụng, kích thích tiêu hóa, giảm đau xương khớp…

Đối với chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, lá lốt có tác dụng điều trị hiệu quả 100%. Dưới đây là một số cách trị ra mồi hôi trộm ở trẻ bằng lá lốt:

- Cách 1: bạn lấy khoảng 50g lá lốt chế biến thành món ăn bổ dưỡng cho trẻ ăn hàng ngày.

- Cách 2: bạn lấy lá lốt nấu nước và cho trẻ uống đều đặn mỗi ngày. Cứ 100g thì tương đương với 1 lít nước, kiên trì thực hiện liên tục khoảng 1 tháng sẽ thấy ngay hiệu quả.

Empty

Cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ bằng lá lốt. Lá lốt có khả năng chữa đổ mồ hôi trộm nhanh chóng, hiệu quả và an toàn

- Cách 3: có thể lấy 100g lá, thân lá lốt (nên lấy cây già) rửa sạch để ráo nước, nấu với khoảng 1,5 lít nước cho sôi trong 10 phút. Dùng nước ấm sông hơi toàn thân cho trẻ hoặc để ngâm tay, chân khoảng 15 phút.

Ngoài cách chữa ra mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá lốt, các mẹ cũng có thể nghiên cứu và thực hiện môt số món ăn bổ dưỡng chữa đổ mồ hôi trộm cho bé như sau:

Nấu cháo trai chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ

- Các mẹ lấy trai rửa sạch, cho vào nồi luộc chín cho đến khi trai mở miệng.

- Để trai nguội, gỡ thịt trai, thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ.

- Thịt trai nấu nhừ với 50g gạo nếp, gạo tẻ.

- Cháo sôi bỏ thêm lá dâu non đã chuẩn bị, cho thêm gia vị.

- Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, ăn liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cháo cá quả chữa đổ mồ hôi trộm

- Chuẩn bị 200g cá quả, 50g gạo, 2g ngũ vị, gia vị vừa đủ.

- Cá làm sạch, hấp cách thủy, gỡ lấy thị, ướp gia vị.

- Xương cá giã nhỏ, lọc lấy nước.

- Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương khuấy đều đun trên lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào khuấy đều đến khi cháo sôi lại là được.

- Cho trẻ ăn lúc đói, ăn từ 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

comment Bình luận

largeer