Đề phòng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao của tình trạng thiếu máu. Vì khi có thai, phụ nữ cần lượng dinh dưỡng lớn để phát triển cơ thể mẹ và thai nhi. Trong các nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân thường gặp là thiếu máu thiếu sắt. Đáng chú ý, đã có những trường hợp bị thiếu máu nặng phải nhập viện.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu xảy ra khi:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, trong đó những nguyên nhân phổ biến bao gồm: Mất máu (nôn ra máu, đi ngoài ra máu, tiểu máu, kinh nguyệt kéo dài…); tan máu; ức chế, giảm sinh tại tuỷ xương (khi mắc các bệnh lý huyết học như suy tuỷ xương, rối loạn sinh tuỷ, lơ-xê-mi cấp…); thiếu các vi chất dinh dưỡng (thiếu sắt, B12, axit folic).
Theo lời khuyên từ BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW, trước khi bổ sung sắt, người dân cần xét nghiệm máu để biết có thực sự thiếu sắt hay không thì mới cung cấp thêm lượng sắt cho cơ thể.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Không cung cấp đủ sắt cho cơ thể (do chế độ ăn, ăn kiêng…)
Ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể không hấp thu được (do bệnh lý đường tiêu hoá, bệnh lý nội tiết)
Ăn uống hấp thu đầy đủ nhưng bị tiêu hao (mất máu qua kinh nguyệt, xuất huyết tiêu hoá, tiểu máu…).
Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Thường xuyên mệt mỏi, giảm khả năng làm việc
Kém tập trung, giảm chú ý
Ngủ ít hơn hoặc ngủ rất nhiều
Da dẻ xanh xao
Dễ rụng tóc
Tim đập nhanh, hồi hộp khi leo cầu thang
Cũng theo BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, mẹ và thai nhi sẽ đối diện với tình trạng thai nhi nhẹ cân, sinh non, có nguy cơ sảy thai. Nếu thiếu máu ở tình trạng nặng hơn (huyết sắc tố < 60 – 70 g/l) sẽ gây ra tình trạng giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và con qua bánh rau, gây ra tiền sản giật, rối loạn thai nghén, trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển.
Thiếu máu trong thời kỳ mang thai có thế gây ra các biến chứng cho người mẹ như nhiễm trùng, băng huyết sau sinh; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch; rối loạn kinh nguyệt; trầm cảm sau sinh. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần xét nghiệm và theo dõi sức khoẻ định kỳ.
Sau khi xét nghiệm máu để biết tình trạng thiếu sắt ở mức độ nào, người bệnh sẽ có mức độ điều trị phù hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sử dụng thuốc uống. Nếu tình trạng nặng, người bệnh cần sử dụng sắt truyền, thậm chí có chỉ định truyền máu.
Chế độ dinh dưỡng để giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt
Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và nhu cầu phát triển của thai nhi, WHO khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung 30 – 60 mg sắt nguyên tố cho cơ thể mỗi ngày. Không chỉ giai đoạn mang thai, người mẹ nên bổ sung sắt liên tục cho đến sau khi sinh 3 tháng để tránh thiếu máu cũng như tăng tốc độ hồi phục của cơ thể.
Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm. Để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai nên lưu ý những thực phẩm, đồ uống sau đây:
Bổ sung các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng; rau có màu xanh đậm, hạt ngũ cốc
Hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích: trà, cà phê
Tăng cường ăn hoa quả, trái cây chứa nhiều vitamin C
Theo Viện Huyết học truyền máu Trung ương
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm