"Di tích Huế" - app hỗ trợ chỉ đường cho du khách trong phạm vi Hoàng cung Huế
Theo đó, chức năng chính của ứng dụng "Di tích Huế" là hỗ trợ chỉ đường cho du khách trong phạm vi Hoàng cung Huế. Chỉ cần cài đặt ứng dụng này trên điện thoại di động cá nhân và nhập vào địa điểm cần đến, ứng dụng sẽ định vị vị trí của du khách và hướng dẫn đường đi gần nhất đến với điểm tham quan mong muốn.

Trong quá trình di chuyển tới điểm cần tham quan, du khách có thể theo dõi thêm các thông tin giới thiệu về các điểm đến một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất. Đồng thời, ứng dụng sẽ gợi ý các điểm đến lân cận mà du khách có thể quan tâm hoặc thuận tiện cho du khách trong quá trình tham quan, khám phá.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn tăng cường thêm các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm cho du khách thông qua các tích hợp về dịch vụ và tiện ích hiện có tại Hoàng cung Huế. Cụ thể, ứng dụng sẽ hỗ trợ du khách các chỉ dẫn về các sự kiện, lễ hội sắp diễn ra cùng thời gian cụ thể để du khách lựa chọn tham quan. Các dịch vụ, tiện ích (thuyết minh, xe điện, trải nghiệm thực tế ảo tăng cường VR, chụp ảnh trang phục cung đình…) tại Hoàng Cung cũng được giới thiệu đầy đủ để du khách có thể lựa chọn, trải nghiệm.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong thời gian tới, ứng dụng "Di tích Huế" sẽ còn tiếp tục được phát triển hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ, đồng thời tăng cường hoàn thiện các tiện ích để hỗ trợ du khách khi tham quan tại Hoàng cung Huế. Cùng với đó, để phát huy hiệu quả, sắp tới ứng dụng này sẽ được đưa vào sử dụng cho các điểm di tích khác thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.
Với đặc trưng là một quần thể rộng lớn bao gồm nhiều di tích, hệ thống các trục đường trong Hoàng cung Huế không có tên gọi và không có các biển chỉ dẫn, các ứng dụng dẫn đường trên điện thoại thông minh không thể hỗ trợ việc tìm kiếm đường đi, điểm đến trong khu vực Hoàng cung Huế. Điều này lâu nay gây không ít khó khăn cho du khách lần đầu tham quan, nếu không có hướng dẫn viên thì khó có thể đi hết các điểm cũng như định vị được vị trí của mình trên bản đồ giấy.
Sau khi có tên đường, song song với hệ thống QR code và ứng dụng Di tích Huế cũng như hệ thống bản đồ hiện tại trên màn hình LED, bản đồ cố định, sắp tới du khách vào Hoàng cung Huế sẽ được phát nhiều tài liệu phục vụ tham quan khá tiện lợi. Ngoài ra, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế còn chuẩn bị ra mắt một sản phẩm khác là Huế Travel Passport. Với "hộ chiếu" này du khách sẽ có nhiều trải nghiệm mới cũng như rất nhiều gói ưu đãi.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am