Điện Biên: Lợi ích từ dịch vụ môi trường rừng
Những năm qua. chính sách chi trả dịch vụ môi trường (DVMTR) rừng đã và đang ngày càng khẳng định hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh việc tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho các chủ rừng, yên tâm bảo vệ rừng, chính sách này ngày càng khẳng định là một nguồn lực quan trọng để huyện Nậm Pồ (Điện Biên) xóa đói giảm nghèo bền vững từ bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Kiểm lâm phối hợp cùng người dân tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng
Ông Nguyễn Đình Lương, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Nậm Pồ cho biết: Huyện Nậm Pồ có tổng diện tích tự nhiên là 149.559,12 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 120.664,66 ha; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 63.404,33 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,4%. Tại những khu vực được hưởng chính sách chi trả DVMTR, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ rừng, các bộ phận nhận khoán bảo vệ rừng với chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Cùng với đó, Hạt kiểm lâm huyện sẽ tiếp tục phối hợp cùng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tăng cường tuyên truyền đến người dân chính sách chi trả DVMTR để công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao hơn.
Năm 2021, Hạt Kiểm lâm huyện, UBND các xã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thanh toán tiền DVMTR năm 2020 cho 136 chủ rừng với số tiền là trên 41 tỷ 400 triệu đồng.
Cùng với đó, thực hiện khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên, trồng cây phân tán; rà soát, cắm biển báo khu vực chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện. Qua đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng từng bước đi vào nề nếp; tỷ lệ che phủ rừng năm sau cao hơn năm trước. Người dân không những dân tự ý thức được trách nhiệm gìn giữ nguồn tài nguyên rừng mà còn tích cực tham gia nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ thêm diện tích rừng, trồng rừng; đồng thời, trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ để tăng thu nhập từ nghề rừng.
Ông Lò Văn Vin, Trưởng bản Nà Sự, xã Chà Nưa, cho biết: Nhờ chính sách DVMTR mà hoạt động bảo vệ rừng trong bản được tốt hơn và góp phần cải thiện sinh kế cho người dân tham gia giữ rừng và phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Bình quân, mỗi năm cộng đồng bản Nà Sự chúng tôi được nhận khoảng 1 tỷ đồng tiền DVMTR. Từ nguồn tiền đó, cộng đồng bản tổ chức họp, thống nhất phương án chi tiêu, trong đó 1 phần để thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, phần còn lại chia cho các hộ dân trong bản tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Theo TNVMT

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm