Dinh dưỡng cho người bệnh bị ung thư dạ dày
Người bệnh sẽ tử vong do các biến chứng của bệnh nếu không được điều trị như chảy máu tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, di căn… thậm chí tình trạng suy kiệt cũng là yếu tố làm tăng tỉ lệ tử vong của người bệnh.
Dinh dưỡng cho người bệnh bị ung thư dạ dày (Ảnh minh họa)
Do đó, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày nhằm đảm bảo năng lượng giúp bệnh nhân có sức đề kháng chống chọi với căn bệnh này, đặc biệt là trong giai đoạn truyền hóa chất. Bài viết này sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh đang điều trị ung thư dạ dày.
Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì?
Thực phẩm với hàm lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan:
Các chất xơ hòa tan tốt cho dạ dày, Bệnh ung thư dạ dày sẽ khiến các chức năng của dạ dày không được hoạt động tốt, mất dần các chức năng cơ bản. Những thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp như:
Ngũ cốc nguyên cám, bánh mỳ trắng, lúa mì, mì ống, đậu, mè đen.
Các loại thực phẩm giàu Protein, sắt, canxi, vitamin D, béo phù hợp với người bệnh bị ung thư dạ dày
Các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối (lưu ý khi ăn nên gọt vỏ để giảm lượng chất xơ).
Các loại rau củ như: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh (nên luộc, hấp mềm, hoặc ép nước).
Thực phẩm chứa nhiều Beta – Glucans:
Beta-glucans là các polysacarid tự nhiên, có mặt trong các loại thực phẩm khác nhau giàu chất xơ hòa tan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, beta-glucans có thể giúp chống ung thư dạ dày bằng cách đi qua các tế bào miễn dịch vào khu vực ung thư và bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày. Các đặc tính chống ung thư của beta-glucans cũng đã được quan sát thấy trong nhiều thử nghiệm trên động vật. Nguồn thực phẩm tốt của beta-glucans bao gồm nấm hương, ngũ cốc và yến mạch.
Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn ngũ cốc
Thực phẩm giàu chất béo, sắt, canxi, và protein:
Bổ sung protein và calo mỗi ngày rất quan trọng cho người bệnh ung thư để có thể đáp ứng tốt phác đồ điều trị mà bác sỹ đưa ra. Người bệnh cần đảm bảo khẩu phần ăn có đầy đủ các dưỡng chất bao gồm Protein, sắt, canxi, vitamin D, và chất béo. Do vậy, người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm sau:
Protein: Trứng, sữa, phomai
Sắt: Cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau xanh, trái cây sấy khô, thịt đỏ (thịt lợn, bò)
Vitamin D: Trứng, dầu cá, bơ
Canxi: Bắp cải, cải xanh, trứng, sữa, phomai
Chất béo: bơ, bánh kem
Thực phẩm cung cấp chất Allicin:
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng allicin có hoạt tính ức chế Helicobacter pylori, vi khuẩn liên quan đến việc tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư dạ dày. Điều này có thể giải thích tại sao dân số có mức tiêu thụ tỏi cao đã được chứng minh là có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn. Do đó bổ sung các thực phẩm giàu Allicin cũng giúp giảm sự phát triển ung thư dạ dày.
Người bệnh ung thư dạ dày nên kiêng gì?
Các loại đồ ăn, uống có chất kích thích:
Các chất kích thích thường có trong rượu, bia, café, thuốc lá... đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày. Do đó, những người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra, người bệnh ung thư dạ dày cũng nên tránh sử dụng đồ uống có chất caffeine, do có thể dẫn tới tình trạng mất nước.
Các loại thực phẩm lên men, đồ chua:
Các thực phẩm lên men tạo điều kiện cho sự phát triển của ung thư, cho dù nó tạo cảm giác ngon miệng. Người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm như: dưa muối, cà muối, thịt muối, chanh, dâu, bưởi, cam.
Các loại thực phẩm nhiều đường và đồ ngọt:
Người bệnh ung thư nên hạn chế các loại thực phẩm gây thừa đường, dẫn tới khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa vốn đang bị tổn thương của cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường đơn như kẹo, bánh ngọt, bánh quy….
Thực phẩm mặn, nướng bằng nhiệt độ cao:
Người bệnh ung thư dạ dày nên kiêng ăn mặn
Thực phẩm chế biến bằng phương pháp nướng với nhiệt độ cao có thể sinh ra một số chất gây ung thư dạ dày, và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của người đang mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra, người bệnh ung thư cũng cần tuân thủ một chế độ ăn uống nhạt, cắt giảm muối, chất phụ gia.
Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh ung thư dạ dày:
Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn đa dạng các loại thức ăn cung cấp đủ dưỡng chất để cơ thể chống lại bệnh tật, đáp ứng phác đồ điều trị. Theo đó, chế độ ăn của người bệnh cần có đủ các dưỡng chất như: chất béo, tinh bột, sắt, canxi, chất xơ hòa tan, vitamin D; tránh đồ chua, ngọt, kích thích, đồ lên men.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ 1 số quy tắc trong chế biến và bảo quản thức ăn:
Chia nhỏ bữa ăn từ 8-10 bữa/ngày. Ăn xe kẽ các bữa phụ và bữa chính
Dung thức ăn để nguội
Hạn chế đồ ăn thô, cứng, nướng cháy
Chế biến thức ăn đơn giản, mềm, xay nhuyễn
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nên tiệt trùng kỹ thực phẩm thô trước khi sơ chế.
Tuyệt đối không sử dụng chất phụ gia.
Trong suốt quá trình điều trị ung thư và sau quá trình điều trị người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định điều trị, sử dụng thuốc của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện, nghỉ ngơi và sử dụng đúng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ mang lại hiệu quả điều trị tích cực nhất cho người bệnh.
Theo Bệnh viện K
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm