Doanh nghiệp nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, hoạt động du lịch cần tuân thủ chặt chẽ trong các vấn đề vệ sinh an toàn thực phầm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là khâu quan trọng hàng đầu trong kinh doanh nhà hàng, việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, và cũng là cái tâm giữa người với người.
04/12/2024 08:27

Dưới đây là các nguyên tắc trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phầm trong hoạt động du lịch:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và tập huấn các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhân viên, đặc biệt là những người chế biến món ăn và phục vụ món ăn cho du khách. Công tác tuyên truyền, giáo dục và tập huấn sẽ có tác động tích cực nâng cao nhận thức của nhân viên trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở chế biến món ăn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người đầu bếp tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến món ăn phải được đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải có chứng chỉ về lĩnh vực này.

- Tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm và nguồn nước sử dụng tại doanh nghiệp. Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn; có hợp đồng về nguồn cung cấp theo quy định và không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế. Phải có nguồn nước sạch, đủ số lượng nước để chế biến thức ăn, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở; nguồn nước phải được định kỳ kiểm nghiệm ít nhất 6 tháng/lần;

c1

(Ảnh minh họa)

- Kiểm soát chặt chẽ nhà bếp. Khu vực nhà bếp, nơi chế biến thức ăn thiết kế theo quy trình một chiều; có đủ dụng cụ bảo quản, chế biến riêng đối với thực phẩm sống, thực phẩm chín (bàn, dao, thớt…); có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; không sử dụng tay trực tiếp để chia thức ăn chín; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, côn trùng gây bệnh;

- Kiểm soát các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm trong quá trình phục vụ. Các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở chế biến món ăn cần có các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, chỉ dùng để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm. Sau khi vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm xong phải vệ sinh và khử trùng ngay. Các nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm phải được bao gói kín trước khi vận chuyển. Khi vận chuyển nguyên liệu thực phẩm tươi sống phải có hệ thống làm lạnh.

- Kiểm soát vấn đề bảo hộ lao động và vệ sinh cá nhân người chế biến món ăn. Người tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín phải mặc quần áo bảo hộ, mũ chụp tóc, tháo bỏ nhẫn, vòng, cắt ngắn móng tay và tay luôn giữ sạch sẽ. Định kỳ phải được khám sức khỏe, nếu mắc các bệnh truyền nhiễm thì không được tham gia chế biến các món ăn.

- Kiểm soát quá trình phục vụ du khách. tất cả các dụng cụ chứa đựng món ăn, dụng cụ dùng để ăn uống, bàn, ghế và phòng ăn phải được vệ sinh sạch sẽ. Nhân viên phục vụ cũng phải được tập huấn và đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải được khám sức khỏe định kỳ. Nơi bày thực phẩm, thức ăn để khách tự chọn phải bảo đảm vệ sinh; thực phẩm, thức ăn chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm

- Kiểm soát rác thải. các nhà hàng phải có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải; dụng cụ chứa đựng chất thải phải kín, có nắp đậy và được thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch bền vững. Nên các cơ sở dịch vụ ăn uống; các chủ nhà hàng khách sạn sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; và người dân, du khách cũng luôn có ý thức giữ vệ sinh chung và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm.

Xuân Viết

 
comment Bình luận

largeer