Độc đáo trò chơi dân gian ngày Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, khắp mọi miền của Tổ quốc đầy ắp tiếng cười, không khí sôi động, rạo rực của những trò chơi dân gian.
25/02/2021 11:55

Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê có từ thời xa xưa và còn lưu truyền cho đến ngày nay. Trong các trò chơi dân gian có lẽ đây là trò phổ biến nhất, không chỉ ở thành phố, nông thôn mà khắp mọi miền đất nước. Với cách chơi trò khá đơn giản, sau khi oẳn tù tì sẽ có một người thua cuộc, người này phải bịt mắt và đi tìm những người còn lại. Những người còn lại nắm tay thành một vòng tròn, người bịt mắt ở giữa sẽ đi quanh và tìm bất kỳ ai. Khi tìm được một ai đó, người bịt mắt phải đoán xem đó là ai. Nếu đoán đúng, người bị bắt sẽ phải thay thế người bịt mắt; nếu sai, tiếp tục bịt mắt để đi “bắt dê”.

bit-mat-ba-de-95316

Đập niêu Đất

Đây là trò chơi khá phổ biến của người Việt không chỉ trong dịp Tết mà còn trong nhiều dịp lễ hội khác. Ban tổ chức dựng ở sân đình hoặc chọn một sân thật rộng hai chiếc cột cách nhau 5m. Người chuẩn bị buộc dây thừng nối hai thân cột làm giá treo niêu cho người chơi. Vạch xuất phát cách niêu từ 3m đến 5m.

Người chơi được giao một chiếc gậy dài khoảng 50cm. Những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt. Vì vậy, họ cần phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng. Trong cái niêu bị đập vỡ có 1 mảnh giấy ghi phần thưởng của người chơi.

Trò chơi đập niêu này không quá khó và thu hút đông người tham gia. Đó là lý do vì sao trong ngày xuân trò đập niêu luôn hấp dẫn mọi người.

Cờ người

Đây là một trong những trò chơi thường thấy vào các ngày hội, ngày Tết, mừng Xuân mới. Hơn hết, đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ giúp con người có những giờ phút giải trí bổ ích.

Cờ người thực chất là môn cờ tướng do người đóng thế thành các quân cờ. Bàn cờ thường ở khoảng sân đất rộng như sân đình, chùa. Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải đủ 32 quân, bao gồm 16 nam và 16 nữ. 32 người đóng làm quân cờ sẽ mặc trang phục phù hợp với quân cờ mà mình đóng. Đồng thời, đứng đúng tại vị trí của quân cờ ấy trên bàn cờ. Hai người chơi sẽ đứng bên ngoài bàn cờ và chỉ đạo các quân cờ di chuyển theo luật cờ tướng. Người thắng là người bắt được tướng của đối thủ.

dau-quan

Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có hai cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng được che lọng. Gặp buổi trời nắng, mỗi quân cờ được một người che ô đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi. Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng.

Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách.

Trò Chơi Ô ăn quan

Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa, hấp dẫn trẻ em và người lớn bởi sự khéo léo và tâm lý ăn thua của người chơi. Ngày Tết, trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên dùng nó vào các trò chơi dân gian trong đó có ô ăn quan. Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng, chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi.

Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

Để giành quyền đi trước phải oẳn tù tì xem ai thắng. Khi đến lượt, người ta bốc sỏi ở ô nhỏ rải theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. Rải hết thì bốc sỏi ở ô tiếp theo cho đến khi tạo ra được một ô không có viên nào thì ăn toàn bộ số quân của ô cách đó. Đứa trẻ nào khôn ngoan biết tính toán chọn ô cất quân mà chén được ô quan đầu tiên là thắng. Bao giờ ô quan cũng có số quân lớn. Lối chơi như thế tưởng như sẽ kéo dài mãi vì để tạo ra được một ô trống trước ô quan không phải chuyện dễ.

Trong trò chơi này, khi ăn được ô quan kết thúc ván chơi lũ trẻ nào cũng đều thuộc câu: hết quan - tàn dân - thu quân - bán ruộng và bày lại cuộc chơi. Ngẫm lại thấy trò chơi khá giống câu chuyện xã hội. Một xã hội khi quan tan tác thì dân tàn lụi, đó là lúc ngừng cuộc chơi để bày ván khác.

Rõ ràng trò chơi ô ăn quan không đơn thuần chỉ là giải trí hoặc rèn luyện cách tính toán mà còn là câu chuyện xã hội, là một lời cảnh báo chứa trong trò chơi mang tính quy luật của mỗi cuộc hành trình.

Đấu vật

Đấu vật là trò chơi thượng võ cũng là môn thể thao rất nổi tiếng vào những dịp Tết từ mùng 4 - 6 tháng Giêng và thu hút đông đảo trung niên, thanh niên tham gia. Theo đó, ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động...

Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng.

Theo truyền thống trước khi bước vào trận đấu thực thụ. Hai đô vật phải làm động tác đẹp mắt biểu diễn vừa là màn chào hỏi vừa là nghi thức tâm linh hướng về Tổ tiên, hướng về các vị anh hùng của dân tộc. Các trận đấu luôn hào hứng, sôi nổi tiếng hò reo, cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã. Trên sới, từng cặp đô vật thân hình cường tráng, mình trần, chít khăn xanh, khăn đỏ khua chân, múa tay để rình miếng nhau, chỉ đợi đối phương sơ hở là lao vào vật ngửa.

unnamed

Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Do đó, trong môn vật này sức khỏe chưa đủ để người chơi giành thắng lợi mà còn cần cả sự mưu trí và nhanh nhẹn.

Đi cà kheo

Cà kheo thường được bà con chọn loại cây tre vừa tay cầm, tre già đặc, gióng ngắn. Tre lấy về tuỳ theo người cao thấp mà cắt cho vừa tay, chân, nhưng không cắt hết phần có chạc ở mắt gióng để làm giá đỡ chân và cả thân mình. Vì loại tre này dày thân và rất dẻo khi làm giá đỡ sẽ không bị gẫy gập hoặc nứt nẻ. Trước đây bà con thường làm cà kheo rất cao, cao bằng sàn nhà khoảng 2 mét vì thanh niên trai bản đi chọc sàn hoặc hò hẹn bạn gái thường đi bằng cà kheo. Chỗ để chân từ trụ cà kheo thẳng ra chỗ chạc tre, bà con lấy một gióng tre to hơn một đầu gắn với cây trụ chính và một đầu có chạc tre đỡ, gắn chặt thành hình tam giác đỡ cho chân bám chắc và toàn thân giữ thăng bằng trên chiếc cà kheo.

Trò chơi cà kheo hình thành từ cuộc sống sinh hoạt của bà con và đã được gìn giữ qua các lễ hội của bản mường. Từ đó, thế hệ trẻ người dân tộc càng thêm hiểu và trân quý nét đẹp của các trò chơi dân gian.

Đi cầu kiều

Đi cầu kiều là một trò chơi dân gian ngày Tết tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra không dễ chút nào. Người ta thường lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất đầu kia buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Cũng có nhiều nơi ngày Tết cầu kiều sẽ được bắc ra hồ nước trong làng hay ao nhà nên tính thử thách càng cao hơn rất nhiều. Nhiệm vụ của người chơi là khéo léo đi trên cây cầu lắt léo không có chỗ bám vịn ấy ra đến chỗ treo thưởng.

Giải thưởng được treo trên cột, đến lượt ai, người đó đi được qua hết cây cầu sẽ được lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã ngã, có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người khiến không khí xuân càng rộn ràng.

Tung còn

Chơi tung còn là trò chơi của đồng bào dân tộc Nùng, Thái, Mường... Để chuẩn bị hội tung còn người ta tìm một bãi đất trống giữa sân trồng một cây tre thẳng. Trên đỉnh có một vòng tròn, dán giấy hai mặt: Một mặt màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, một mặt màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Quả còn được làm bằng vải, kết nhiều mảnh màu lại với nhau thành một cái túi, bọc chặt lấy các hạt bông giống, thóc giống. Đây là hai sản phẩm chính để tự túc của nhà nông.

Nhà nhà thi đua ai cũng muốn quả còn của mình đẹp nhất nên họ chuẩn bị rất công phu, vì vậy, quả còn ngày càng đẹp, càng rực rỡ hơn. Tung còn đôi chỉ dành cho thanh niên nam nữ độc thân và được xem như nét giao duyên tốt đẹp mà qua đó rất nhiều đôi nam nữ đã nên vợ nên chồn.

Đây là trò chơi khá phổ biến của người Việt không chỉ trong dịp Tết mà còn trong nhiều dịp lễ hội khác. Ban tổ chức dựng ở sân đình hoặc chọn một sân thật rộng hai chiếc cột cách nhau 5m. Người chuẩn bị buộc dây thừng nối hai thân cột làm giá treo niêu cho người chơi. Vạch xuất phát cách niêu từ 3m đến 5m.

Người chơi được giao một chiếc gậy dài khoảng 50cm. Những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt. Vì vậy, họ cần phải định hình hướng đi

Đánh đu

Vào những dịp Tết, bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Cây đu được cấu tạo gồm 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, bàn đu và thượng đu. Thượng đu làm bằng thanh tre ngang nối 2 phần trụ đu với nhau. Tay đu là 2 cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt rất chắc chắn để người đu cầm được khi đu, bàn đu là chỗ để người chơi đặt chân đứng lên đó.

Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng và duyên dáng của người chơi. Đu đơn nam thường thể hiện sự khoẻ mạnh, bay bổng và thường đu cao tít lên. Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nam nữ. Tuy nhiên đẹp nhất hấp dẫn vẫn là chơi đu đôi nam nữ. Bởi giữa đất trời mùa Xuân vạn vật, hoa tết đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân thì đều phơi phới đam mê muốn kết duyên, tìm bạn.

tro-choi-dan-gian-ngay-tet-1

Trò chơi đánh đu thu hút từ trẻ nhỏ đến nam thanh nữ tú và cả người lớn tuổi tham gia vì trò này không khó và không có quy định cụ thể nào.

Trò chơi Đánh phết

Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân, phổ biến ở những vùng đồng bằng Bắc bộ. Sân chơi có thể sân đình, hai đầu sân (theo hướng Đông - Tây). Có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết sẽ có gậy tre để cả gốc dài đánh vào quả phết và chia làm hai phe. Hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đội bạn thì là thắng cuộc. Các cuộc thi đấu phết đều thu hút đông đảo người xem. Mọi người cùng hò reo khích lệ trong không khí ồn ào, sôi động.

Có người cho rằng, trò đánh phết có nguồn gốc từ tục thờ thần Mặt trời vì nó có sự chuyển động từ Đông sang Tây và ngược lại. Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sỹ.

Rồng rắn lên mây

Đây là một trò chơi dân gian ngày Tết rất được trẻ em yêu thích, mang lại những tiếng cười để tạo nên không khí vui tươi cho ngày đầu xuân năm mới. Đây là trò chơi tập thể đòi hỏi sức lực cùng sự khéo léo của người chơi. Luật chơi tương đối đơn giản có một người đứng đầu là thầy thuốc (có nơi gọi là chủ nhà), và một tập thể lần lượt xếp theo hàng dài, người đứng sau nắm lấy vạt áo hay ôm eo người đứng trước. Trò chơi bắt đầu bằng việc tất cả người chơi hát vang “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc...”vừa hát vừa đi vòng vòng sau đó dừng trước nhà thầy thuốc hỏi xem thầy thuốc chọn khúc nào?

 

comment Bình luận

largeer