Đôi điều về dinh dưỡng xung quanh chuyện béo, gầy
Dinh dưỡng với sức khỏe và quá trình già hóa
Già là một quá trình tất yếu của mọi cơ thể, nhưng có người tuổi đã cao vẫn khỏe mạnh, minh mẫn được coi là trẻ lâu, có người khác già đến sớm hơn nên bị coi là già trước tuổi. Đặc điểm chung nhất của người già là sự giảm sút khả năng điều hòa và thích nghi.
Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng tác động lên quá trình già. Đồng thời ở người già, các hoạt động dinh dưỡng và chuyển hóa cũng có nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi: Răng bị hư hỏng, rụng dần, các cơ nhai bị teo, trương lực dạ dầy giảm, sức co bóp yếu, nước bọt, dịch dạ dầy, dịch ruột giảm đi, gan, tụy giảm hoạt động ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn góp phần gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng…
Yếu tố chung nhất của tất cả các hiện tượng già hóa là sự giảm sút dần số lượng tế bào trong mọi tổ chức, một chế độ ăn quá thiếu thốn về chất đạm động vật rất tác hại ở những người già vì nó làm giảm nhanh chóng khối nạc của cơ thể do đó thúc đẩy nhanh hơn tốc độ già hóa. Người ta cũng đã chứng minh được sự giảm sút đều đặn của các nhóm cơ, của gan, của thận và của tụy.Tại những nước nghèo, cư dân có kinh tế chưa phát triển thì ngay cả ở những người khỏe mạnh, sự giảm sút trọng lượng cơ thể thấy rõ ngay từ khoảng 30 tuổi trở đi. Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, các nước công nghiệp với nền kinh tế phát triển hơn, thì hiện tượng giảm sút khối chuyển hóa hoạt động (khối nạc) khó thấy hơn vì có sự tăng trọng lượng mỡ trong cơ thể. Do thành phần chế độ ăn có quá nhiều chất béo, hoạt động thể lực ít, nên tỷ lệ béo phì trong nhân dân ở những nước này tăng lên nhiều và ngày càng xuất hiện nhiều những bệnh có liên quan tới béo.
Béo hay gầy đều có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Có thể khái quát lại sự ảnh hưởng của dinh dưỡng tới sức khỏe theo các giai đoạn sau: Dinh dưỡng không hợp lý (thừa hoặc thiếu) dẫn đến rối loạn chuyển hóa sinh lý gây ra những biểu hiện không đặc hiệu sinh ra bệnh tật và tử vong.
Đánh giá tình trạng béo, gầy
Có nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, một trong những phương pháp đó là phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng. Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước,cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Ở người lớn người ta thường đo bề dầy lớp mỡ dưới da, tính khối nạc, khối mỡ, đo vòng ngực, vòng bụng, vòng mông, và nhất là sử dụng các công thức có liên quan đến cân nặng, chiều cao. Trước đây đã có một số công thức để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người lớn dựa vào cân nặng và chiều cao như công thức Brock, công thức Bongard, công thức Lorentz. Các công thức này có ưu điểm là đơn giản, thuận tiện nhưng hạn chế ở chỗ có liên quan nhiều đến tầm vóc của các đối tượng được nghiên cứu, người cao dễ bị coi là gầy, người thấp dễ bị coi là béo mặc dù có cùng một cân nặng như nhau.
Từ năm 1986, nhóm chuyên viên về nhu cầu năng lượng của Liên hợp quốc, sau khi tham khảo một loạt các kết quả nghiên cứu, đã đề nghị sử dụng chỉ số khối cơ thể (body mas index – BMI, được tính bằng cân nặng (kg) / chiều cao (m) bình phương) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành, và đưa ra một bảng phân loại về thiếu năng lượng trường diễn (chronic energy deficiency-CED) và thừa cân (over weight), béo phì (obesity) như sau:
CED độ 3 (quá gầy) có BMI< 16.
CED độ 2 (gầy) có BMI từ 16,0-16,9.
CED độ 1 (hơi gầy) có BMI từ 17,0-18,4.
Người bình thường có BMI từ 18,5- 25,0.
Người thừa cân có BMI từ 25,1-29,9.
Người béo phì độ 1 có BMI từ 30-34,9.
Người béo phì độ 2 có BMI từ 35-39,9.
Người béo phì độ 3 có BMI từ 40 trở lên.
Sau này (từ 1990) Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Á - Thái bình dương (WPRO) và Viện Đái tháo đường Quốc tế (IDI) có đề xuất bổ xung, đối với người châu Á, BMI bình thường chỉ nên là 18,5-23. Trên 23 đã là thừa cân và trên 25 đã là béo phì độ 1.
Ảnh hưởng của tình trạng gầy đối với sức khỏe và bệnh tật
Các nghiên cứu tại những vùng nông thôn của Ruanda, châu Phi từ những năm 1990 đã cho thấy số ngày nghỉ ốm của những người gầy (BMI thấp < 18,5) tăng lên rõ rệt. Tại Băngladet, người ta cũng quan sát thấy có sự liên quan giữa số ngày nghỉ việc vì lý do sức khỏe với tỷ lệ nam giới có BMI thấp. Các nghiên cứu tại Ấn độ và Ethiopia cho biết, những người gầy (BMI< 18,5) làm việc ít hơn từ 2-4,5 giờ/1 ngày so với những người ở cùng một môi trường văn hóa, xã hội nhưng có BMI> 18,5. Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, Santyana và cộng sự thấy nhóm có BMI thấp nhất ( quá gầy) có số lượng sản phẩm làm ra ít nhất.
Cũng tại Ấn Độ, nghiên cứu của Naidu và cộng sự cho thấy những bà mẹ có BMI cao, sinh ra các đứa trẻ có cân nặng sơ sinh cao hơn những bà mẹ có BMI thấp và nghiên cứu của Anderson cho biết những bà mẹ có BMI thấp có số lượng sữa sau sinh ít hơn những bà mẹ khác.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sự hình thành và duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Những người gầy có khả năng miễn dịch và tính nhậy cảm của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng thấp hơn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong /1000 dân/năm ở người có BMI18,5), (là 12,1).
Ảnh hưởng của tình trạng béo phì đối với sức khỏe và bệnh tật
Béo phì ngày nay được coi như một bệnh, do sự quá tải dự trữ năng lượng, chủ yếu là triglyceride của mô mỡ mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng chất béo (nhất là acid béo bão hòa) và số năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu của cơ thể. Người béo thường mất đi sự thoải mái, nhanh nhẹn trong cuộc sống, rất khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dưới da dầy gần giống như một hệ thống cách nhiệt. Họ thường cảm thấy mệt mỏi nhanh và năng suất lao động giảm do phản ứng chậm chạp vì cơ thể quá nặng nề.
Vị trí phân bổ chất béo trong cơ thể cũng có ý nghĩa sức khỏe quan trọng. Chất béo tập trung nhiều ở bụng (béo bụng) cũng không tốt. Chúng ta thường nghe câu “thắt lưng càng dài thì tuổi đời càng ngắn”. Và vì thế, ngoài chỉ số BMI, cũng cần thêm một tỷ số cần theo dõi đó là tỷ số vòng bụng/ vòng mông. Tỷ số này tang trên 0,80 thì các nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.
Người béo dễ mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim do mạch vành, viêm sưng khớp, đái tháo đường, ung thư và sỏi mật…
Những cô gái béo phì có kinh nguyệt lần đầu sớm hơn, cơ thể đạt tới độ trưởng thành sớm hơn, dễ bị rối loạn kinh nguyệt, những phụ nữ béo phì khi đến tuổi mãn kinh thì nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung cao hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người béo, nếu giảm được 10% cân nặng thì đường huyết giảm được 0,14mmol/lit, cholesterol giảm được 0,292 mmol/lit, acid uric huyết giảm được 19,6 micromol/lit, và huyết áp tâm thu giảm được 6,6mmHg. Và nếu cứ giảm được 10% cân nặng thì giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim.
Khi BMI>32,5 tỷ lệ tử vong/1000dân/năm ở nam là 16,8 ở nữ là 13,8 ở nữ trong khi tỷ lệ này ở nam chỉ là 9,2 và ở nữ chỉ là 6,6 nếu BMI <22,5.
"Ở Việt nam chúng ta, một số nghiên cứu cũng cho các kết quả tương tự. Chẳng hạn, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, từ 1990-1994, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ đái tháo đường của những người béo phì ( có BMI>25) là 7,02%,tăng gấp 3,5 lần tỷ lệ chung cùng quần thể (là 1,98%). Hay tỷ lệ người tăng huyết áp của những người béo phì là 54,39%, tăng gần gấp đôi tỷ lệ chung trong cùng quần thể (là 28,04%)", PGS.TS.BS Cao cấp. Trần Đình Toán cho biết.
Tóm lại, tình trạng béo hay gầy đều không tốt cho sức khỏe, không tốt cho việc nâng cao khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Chúng ta cần có một chế độ ăn hợp lý, cân bằng, luyện tập thể dục thể thao và hoạt động thể lực phù hợp, để duy trì vóc dáng và cân nặng hợp lý, để có một sức khỏe tốt trong giai đoạn hiện nay.
PGS.TS.BS Cao cấp. Trần Đình Toán
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm