Đồng Nai cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị ngưng tim ngoại viện

Bệnh nhân N.V.S., (46 tuổi, trú tại Long Thành, Đồng Nai) được đưa vào cấp cứu ngày 17/3. Trước đó, bệnh nhân đi làm bình thường, 6 giờ vào công ty làm giao hàng, đến khoảng 9 giờ tới công ty thì bủn rủn tay chân. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành sơ cứu và sau đó chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
23/03/2023 09:08

Ths.BS Nguyễn Thanh Nhựt, Trưởng Khoa Tim mạch can thiệp cho biết: Khi bệnh nhân vào tới Khoa Cấp cứu thì ngưng tim, phải sốc điện 6 lần, dùng thuốc adrenalin (thuốc vận mạch) liều cao, sau đó được đưa thẳng lên phòng thông tim trong tình trạng huyết áp còn khoảng 50/20, nhịp tim rời rạc.

benh-nhan-ngung-tim-ngoai-vien-16795048527831581943004-crop-1679504858309643449445

Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau điều trị (Ảnh: BVCC)

Trường hợp bệnh nhân không tổn thương quá nặng mạch vành, bị tắc đoạn 2 mạch vành phải nhưng tình trạng bệnh nhân lại rất nặng và diễn tiến rất nhanh, có thể tái ngưng tim nếu chậm thông tim 5-10 phút. Ê-kíp bác sĩ đã bỏ qua các thủ tục hành chính, khẩn trương thực hiện ca thông tim để cứu bệnh nhân. Bệnh nhân đã được đặt 2 stent để tái thông dòng máu nuôi tim.

"Cấp cứu quy trình bình thường thì trước khi đưa vào phòng thông tim phải giải thích với người nhà về lợi ích, nguy cơ, chỉ định và chi phí… Riêng trường hợp này quá khẩn, bệnh nhân đã ngưng tim ngoại viện, nên khi bệnh nhân vào viện là vừa sốc vừa đẩy lên phòng thông tim chụp và tiến hành can thiệp, sau đó mới giải thích với người nhà. Nếu để lâu thì có thể mất não, vì huyết áp tụt lâu quá thì não sẽ tổn thương khó hồi phục",  Ths.BS Nhựt nói.

Hiện tại, bệnh nhân đã khôi phục gần như hoàn toàn, không có di chứng sau cơn nguy kịch do nhồi máu cơ tim và có thể xuất viện.

Theo Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

comment Bình luận

largeer