Hà Nội ban hành kế hoạch về phòng, chống mại dâm

Ngày 5/2, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hồng Sơn ký ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
13/02/2024 16:36

Theo Kế hoạch, nhằm giảm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mại dâm góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, hạn chế các ảnh hưởng do tệ nạn mại dâm gây ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường cung cấp các dịch vụ và bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm tạo cơ hội cho họ thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống mại dâm cho 2.000 người dân tại địa phương; 3.460 người tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm (trong đó: thông qua hoạt động kiểm tra là 2.460 người và thông qua tập huấn, tuyên truyền cho 500 chủ cơ sở, 500 người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ); 25.000 người lao động trong các khu công nghiệp; 37.800 học sinh tại các trường Trung học phổ thông; 55.500 sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng và 34.000 học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Phấn đấu 100% quận, huyện, thị xã và 100% xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm.

100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố triển khai mô hình phòng, chống mại dâm cấp xã.

100% tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời.

unnamed

(Ảnh minh hoạ)

Tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống mại dâm. Tăng cường truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống mại dâm; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người bán dâm. Đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng sinh động để thu hút giới trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng internet và mạng xã hội; các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, có tính tương tác cao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm...

Tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống mại dâm; nêu gương điển hình người tốt, việc tốt, mô hình tốt, những địa phương có cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời phê bình những địa phương để tái hoạt động các điểm mại dâm đã được triệt xóa, bàn giao; hình thành, phát sinh các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm mới.

Tổ chức thường xuyên khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố. Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời những dấu hiệu hoạt động mại dâm, không để lan rộng, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội; tổ chức triệt xóa các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, không để phát sinh điểm mới. Duy trì không để tái hoạt động trở lại tại các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm đã triệt xóa trên địa bàn Thành phố.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã duy trì và nhân rộng các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới; hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, trung tâm công tác xã hội trên địa bàn Thành phố.

Thu Hằng

comment Bình luận

largeer