Hà Nội: Ca mắc sốt xuất huyết tăng 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đến nay, Hà Nội ghi nhận tích lũy hơn 800 ca sốt xuất huyết, tăng 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chủng virus Dengue lưu hành là D1 và D2.
28/08/2022 15:24

Trên thực tế, các bệnh viện những ngày qua tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Chỉ tính riêng viện Nhiệt đới Trung ương đang điều trị hơn 30 ca sốt xuất huyết, trong đó gần 10 ca nặng.

Báo cáo giám sát trong tháng 8 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho thấy chỉ số bọ gậy (loăng quăng - ấu trùng muỗi, mầm bệnh gây sốt xuất huyết) tại một số khu vực đang cao vượt ngưỡng. Bên cạnh đó, tháng 9 và 10 tới đây sẽ là thời điểm cao trào của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sốt xuất huyết chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Để phòng bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên dành 10 phút mỗi tuần để vệ sinh, dọn dẹp nơi sinh sống, làm việc và thực hiện các biện pháp để không có lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết; Không cho muỗi tiếp xúc với nguồn nước bằng cách che, đậy kín vật chứa nước bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được.

Người dân nên thả các loài động vật ăn lăng quăng như cá bảy màu, cá lia thia, bọ nước… vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt lăng quăng. Cho các chất như muối ăn, vôi bột, bột giặt, dầu ăn… hoặc các hóa chất chuyên dụng như Temephos 1%, Pyriproxyfen 0.5%, Polydimethylsiloxane (PDMS) 78% vào các dụng cụ chứa nước, những khu vực dọng nước để tiêu diệt lăng quăng.

Trong công tác vệ sinh môi trường, các gia đình cần lật úp vật chứa, phá bỏ, đục lỗ, khơi thông dòng chảy, làm bằng phẳng các nơi bị đọng nước, che chắn không để các vật chứa nước bị đọng nước tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

comment Bình luận

largeer