Hà Nội: Ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã trong tuần qua
Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm (21); Hà Đông (15); Đống Đa, Tây Hồ (11); Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng (10).
Cộng dồn năm 2025, thành phố ghi nhận 1.453 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 1 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024 (0/0). Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 12% dưới 6 tháng; 15,4% từ 6-8 tháng; 10,0% từ 9 - 11 tháng; 22,5% từ 1 - 5 tuổi; 14,7% từ 6 - 10 tuổi, 25,4% trên 10 tuổi.
Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi trong tuần tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Trong tuần ghi nhận 203 trường hợp mắc tay chân miệng tại 25 quận, huyện, thị xã; 121 xã, phường, thị trấn, 0 tử vong, tăng 17 trường hợp so với tuần trước (186 trường hợp, 0 tử vong). Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 32; Chương Mỹ 27; Nam Từ Liêm 26, Cầu Giấy, Thanh Oai 11; Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Mê Linh 9.

(Ảnh minh họa: CDC Hà Nội)
Dịch tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hàng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng, dự báo số mắc sẽ tiếp tục tăng.
Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 785 trường hợp, 0 tử vong; tăng so với cùng kỳ năm 2024 (424/0). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.
Trong tuần ghi nhận 4 ổ dịch trường học tại Mỹ Đình 2, Đại Mỗ và Mễ Trì, Nam Từ Liêm (mỗi ổ dịch 3 trường hợp); Vạn Phúc, Hà Đông (2 trường hợp). Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 12 ổ dịch, còn 6 ổ dịch đang hoạt động tại Nam Từ Liêm 3, Hà Đông 2, Đống Đa 1.
Thành phố ghi nhận 6 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 0 tử vong; tương đương so với tuần trước (6/0). Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 205 trường hợp mắc, 0 tử vong; giảm so với cùng kỳ năm 2024 (557/0). Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 28 quận, huyện, thị xã. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2025 ghi nhận 1 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.
Ngoài ra, các dịch bệnh khác như: Uốn ván, ho gà, não mô cầu, liên cầu lợn không ghi nhận trong tuần.
CDC Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý dịch. Giám sát công tác triển khai tiêm chủng thường xuyên, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi tại 13 quận, huyện. Giám sát điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch tay chân miệng tại các đơn vị: Phúc La – Hà Đông; Thịnh Quang – Đống Đa; Tả Thanh Oai – Thanh Trì; Cổ Nhuế 1 – Bắc Từ Liêm.
Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục giám sát phòng chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm và Giang Biên, Long Biên. Kiểm tra công tác quản lý số liệu, thống kê báo cáo bệnh nhân, ổ dịch bệnh sốt xuất huyết dengue tại Cầu Giấy, Hoài Đức, Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Sơn Tây.
Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch, tập trung đối tượng trẻ 6 đến dưới 9 tháng và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Tăng cường giám sát phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch; tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng theo quy định.
Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng... trong trường học; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vắc xin trong trường học cũng như việc rà soát, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Khi có trường hợp mắc bệnh sởi tại các trường học thì tổ chức rà soát việc tiêm chủng của trẻ để tiêm chủng cho trẻ còn chưa được tiêm để phòng bệnh kịp thời.
Thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng. Tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.
Cùng với đó, các quận, huyện tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh sởi, tay chân miệng. Tuyên truyền người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành Y tế triển khai.
Cẩm Đào

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm