Hà Nội lập đội săn bắt chó thả rông nhằm phòng chống bệnh dại
Theo kế hoạch phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 mới ban hành, UBND Hà Nội yêu cầu người dân khai báo việc nuôi chó mèo với UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt trong khuôn viên gia đình; bắt buộc rọ mõm, đeo xích khi đưa thú nuôi ra không gian công cộng; tiêm vaccine phòng dại định kỳ. Người nuôi chó mèo chịu chi phí nuôi dưỡng, tiêu hủy khi vật nuôi bị bắt và phải bồi thường, chịu trách nhiệm nếu vật nuôi làm hại đến người khác.

(Ảnh minh họa)
UBND xã, phường, thị trấn lập sổ quản lý, thống kê số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; cập nhật tình trạng tiêm chủng của vật nuôi tối thiểu 2 lần/năm. Mỗi xã, phường bố trí khu vực nuôi nhốt, xử phạt chủ nuôi vi phạm quy định. Sau 48 giờ từ lúc có thông báo về động vật thả rông bị bắt, nếu không có chủ nuôi đến nhận, UBND cấp xã quyết định biện pháp xử lý.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng yêu cầu tăng số lượng điểm tiêm vaccine và huyết thanh kháng bệnh dại cho người dân trên địa bàn, ít nhất một điểm ở mỗi quận, huyện; hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, vùng xa...
Với trường hợp có ổ dịch dại, chủ nuôi chó mèo cần cung cấp, báo cáo sớm cho cơ quan chức năng; cách ly, theo dõi động vật nghi bị dại và tiêu hủy theo hướng dẫn. UBND các cấp có trách nhiệm xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; lập chốt kiểm soát giao thông trên các trục đường chính ra vào vùng dịch, không để chó, mèo ra khỏi các khu vực có dịch.
UBND Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030 là quản lý trên 90% số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên 90%; 100% quận, huyện, thị xã có điểm tiêm vaccine và huyết thanh phòng dại cho người; phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh dại.
Từ cuối năm 2018, Thanh Xuân là quận đầu tiên ở Hà Nội lập đội săn bắt chó thả rông nhằm phòng chống bệnh dại. Đến cuối năm 2019, Ba Đình bắt đầu triển khai mô hình này. Với kế hoạch mới của thành phố, từ nay đến năm 2030, mỗi xã, phường, thị trấn sẽ có một đội bắt chó thả rông.
Tổng đàn chó, mèo của thành phố hiện khoảng 460.000 con, đứng thứ hai cả nước sau Nghệ An. Từ năm 2019 đến nay, Hà Nội ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh dại.
Theo Nghị định 90/2017, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên.
Theo Vnexpress

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm