Hà Nội: Một nữ bệnh nhân bị vẹo cột sống bẩm sinh có nhiều viên sỏi thận được điều trị thành công

Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 65 tuổi vào viện với triệu chứng đau vùng thắt lưng 2 bên, tiền sử cong vẹo cột sống bẩn sinh.
09/03/2023 09:48

Được biết, bệnh nhân đã mổ mở lấy sỏi thận bên phải năm 1995, 2006 và bên trái năm 2011.

Empty

Mảnh sỏi được lấy ra sau nội soi tán sỏi qua da (Ảnh: BVCC)

Khoa Ngoại tiết niệu trên khám thấy bệnh nhân đau thắt lưng 2 bên, rung thận, không sốt, tiểu bình thường, chụp X-quang hệ tiết niệu và hình ảnh CTScan hệ tiết niệu cho thấy có sỏi thận 2 bên nhiều viên, giãn đài bể thận 2 bên độ II-III, cong vẹo cột sống thắt lưng.

Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa ngoại tiết niệu. Sỏi thận 2 bên nhiều viên có chỉ định phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.

Sau 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ thực hiện mổ mở lấy sỏi thận, tuy nhiên tiên lượng rất khó khăn nên các bác sĩ đã nội soi lấy sỏi thận trái qua da. Ca phẫu thuật thành công và không có tai biến sau phẫu thuật.

Empty

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi ra viện (Ảnh: BVCC)

Sau 3 ngày, bệnh nhân ổn định, ăn uống sinh hoạt bình thường và được ra viện. Sau 1 tháng tái khám, ghi nhận đã sạch sỏi bên trái. Các bác sĩ tiếp tục nội soi lấy sỏi qua da thận phải sau 6 tháng.

Nhận định về ca phẫu thuật, bác sĩ Trần Đức Dũng, Khoa Ngoại Tiết niệu trên cho biết: Lấy sỏi thận trái qua da trên bệnh nhân cong vẹo cột sống và đã mổ cũ là phẫu thuật khó. Bệnh nhân có cong vẹo cột sống nên tư thế mổ rất khó khăn, đường vào tiếp cận thận khó, khoang làm việc chật hẹp khi tạo đường hầm. Siêu âm đòi hỏi tỉ mỉ để xác định đài thận giãn độ khi tạo đường hầm lấy sỏi, tránh làm tổn màng phổi do màng phổi xuống thấp và hạn chế chảy máu sau mổ.

Sỏi tiết niệu là bệnh lý hay gặp, dễ biến chứng và tỉ lệ tái phát cao. Hầu hết sỏi tiết niệu hình thành tại thận, sau đó theo dòng nước tiểu di chuyển tới các vị trí khác tạo thành sỏi niệu quản, sỏi bàng quang... Trong nhóm bệnh lý này thì sỏi thận chiếm tỉ lệ cao (30 - 40%).

Sỏi thận hình thành âm thầm, không có dấu hiệu, nhưng khi biểu hiện sẽ gây ra tổn thương cho đường tiết niệu như tiểu máu, nhiễm khuẩn. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi hoặc đau tức vùng thắt lưng hoặc kèm theo sốt. Nếu người bệnh không điều trị sẽ gây ra những biến chứng như viêm thận, ứ nước thận và đặc biệt là suy thận.

Trong các biện pháp điều trị sỏi thận, trước đây bệnh nhân phải chịu một cuộc mổ mở đau đớn, thời gian nằm viện dài, chi phí tốn kém. Sẹo mổ dài ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức lao động và đặc biệt là tổn thương chức năng thận. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, các can thiệp ít xâm lấn ngày càng chiếm ưu thế. Đặc biệt là với phẫu thuật nội soi, tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng laser là một bước đột phá trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị thay thế mổ mở, Bs Dũng chia sẻ thêm.

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

comment Bình luận

largeer