Hàng loạt vi phạm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại Thanh Hóa

Nhiều điểm mỏ đang tiến hành khai thác đá nhưng vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường. Ảnh: Internet
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, qua kiểm tra trực tiếp hoạt động khai thác khoáng sản tại 30 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường của 27 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế như: Làm ảnh hưởng đến môi trường, đường giao thông, nhiều đơn vị chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, chưa lắp đặt trạm cân tại khu vực khai thác theo quy định. Một số cơ sở khai thác mất mốc giới mỏ, chưa làm đường lên xuống núi cho công nhân, tại gương khai thác còn đá om, đá treo chưa được cậy gỡ gây mất an toàn.
Cụ thể, có đến 25/30 mỏ khai thác chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Trong đó, 21/30 cơ sở đang tiến hành khai thác khoáng sản nhưng vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành trong hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ được cấp. Những việc này đã vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường và Khoản 6, Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đáng chú ý, có 2 đơn vị đang tiến hành khai thác nhưng mất mốc giới gồm: mỏ đá vôi tại xã Đông Lương, huyện Lang Chánh của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tân Thanh và mỏ đá vôi tại thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Loan.
Có 02 đơn vị chưa làm đường lên xuống núi cho công nhân, tại gương khai thác còn đá om, đá treo chưa được cậy gỡ, gây mất an toàn tại khu vực khai thác là: mỏ đá vôi tại xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hoá của Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ du lịch Sinh Vượng và mỏ đá vôi tại thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Loan.

Một mỏ khai thác đá ở xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) gặp sự cố hồi tháng 3/2021 khiến 1 người tử vong
Qua kiểm tra Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện có 4 cơ sở đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác nhưng tại thời điểm kiểm tra, các đơn vị này vẫn chưa tiến hành xây dựng cơ bản mỏ và chưa đưa mỏ vào hoạt động gồm: Công ty CP Thống Nhất STC (Mỏ đá vôi tại xã Cao Thịnh, Ngọc Lặc, GP số 126 ngày 05/8/2019), Công ty CP Khai thác khoáng sản Lam Sơn (mỏ đá vôi tại xã Cao Ngọc, Ngọc Lặc, GP số 149 ngày 12/9/2019), Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mỏ đá vôi tại xã Cao Ngọc, Ngọc Lặc, GP số 117 ngày 22/7/2019) và Công ty CP Sản xuất và Thương mại Tự Lập (mỏ đá vôi tại xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, GP số 293 ngày 21/7/2017).
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định: “Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng; b) Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng; c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, 04 đơn vị chưa xây dựng cơ bản mỏ và chưa tiến hành khai thác thì UBND tỉnh Thanh Hóa có thể xem xét để thu hồi giấy phép khai thác của các đơn vị này.
Ngoài ra, hầu hết các điểm mỏ khai thác chưa được lắp đặt trạm cân tại khu vực khai thác, dẫn đến không quản lý được khối lượng khoáng sản khai thác, không quản lý được trọng tải xe trước khi ra khỏi mỏ, vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
Những tồn tại trên, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của các đơn vị trên địa bàn; hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt các quy định của pháp luật về khoáng sản , đất đai, môi trường.
Hằng Dương

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am