Hiểu rõ về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

So với những người trẻ tuổi thì người cao tuổi dễ bị mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu hơn. Vì thế, mọi người cần hiểu rõ về bệnh, tình trạng, biến chứng,…để điều trị và phòng ngừa, tránh bệnh trở nặng.
08/12/2020 15:41

Người cao tuổi mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có biểu hiện như thế nào?

Khi mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, đau rát khó chịu đi đi tiểu, nước tiểu đục có mùi nồng, luôn cảm giác nặng nề ở phần bụng dưới, sau khi đi tiểu vẫn có cảm giác buồn tiểu, trong nước tiểu có lẫn máu, buồn nôn, mệt mỏi, sốt,…

Bên cạnh những triệu chứng điển hình này, người cao tuổi sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: lú lẫn, mê sảng, lừ đừ, hành vi thay đổi bất thường như bị bồn chồn, gặp ảo giác, kích động, xa lánh xã hội,…

Vì sao người cao tuổi dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

download

Hình minh họa

Nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào đường tiết niệu. Phần lớn chính là do vi truyền E.coli, một loại khuẩn có trong phân và có thể xâm nhập vào hệ thống tiết niệu thông qua đường niệu đạo.

Ngoài ra, vẫn có một số chủng vi sinh khác cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu đó là staphylococcus, mycoplasma hay chlamydia. Những chủng vi sinh này thường xuất hiện ở những người cao tuổi đang sử dụng ống thông tiểu.

Mặc khác, người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, vì thế thường phải nhập viện dài hạn hoặc ở trong viện dưỡng lão thì dễ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu.

Làm thế nào để biết người cao tuổi có đang bị nhiễm trùng đường tiểu hay không?

Nếu như người cao tuổi đang có những dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu niệu thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tại bệnh viện các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra ngay tại chỗ hoặc gửi đến phòng xét nghiệm nước tiểu chuyên sâu. Như thế, sẽ xác nhận được người cao tuổi có đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không, nếu có thì do chủng vi sinh vật nào gây ra. Ngoài ra, việc xét nghiệm cũng sẽ kiểm tra rõ ràng người cao tuổi có đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng hay không, vì nếu mắc bệnh này thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trong nước tiểu nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nhiễm trùng nào.

Người cao tuổi bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì điều trị như thế nào?

viem-duong-tiet-nieu-o-nguoi-gia-03

Hình minh họa

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nhau. Nếu viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra thì bác sĩ sẽ dùng kháng sinh để điều trị bệnh, còn nếu do nấm thì bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng nấm.

Nếu người cao tuổi bị viêm đường tiết niệu và dẫn đến mê sảng, lú lẫn,…thì các bác sĩ có thể kê thêm toa thuốc chống loạn thần đến khi tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân được điều trị triệt để.

Nếu như người cao tuổi không điều trị kịp thời bệnh viêm đường tiết niệu thì có thể dẫn đến tổn thương thận, nhiễm trùng đường huyết, thậm chí là có nguy cơ xảy ra tử vong, vì thế nên cẩn trọng.

Người cao tuổi nên làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu

Có thể, hệ miễn dịch yếu kém là một trong những yếu tố làm người cao tuổi dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Thế nên, người cao tuổi nên thực hiện những hoạt động, ăn uống, thói quen tốt hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra.

Người cao tuổi nên uống nhiều nước lọc; hạn chế hoặc tránh xa việc sử dụng cồn, cafein; vệ sinh thật kỹ sau khi đi tiểu, đi vệ sinh; nếu bị són tiểu thì người cao tuổi nên thay ngay miếng lót khi đã thấm đầy.

Ngoài bản thân người cao tuổi tự nhận thức, phòng ngừa thì bản thân những thành viên trong gia đình cũng cần phải quan tâm, chăm sóc đầy đủ để người cao tuổi có thể hiểu rõ về những triệu chứng cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này.

Thanh Hằng

comment Bình luận

largeer