Hoa huệ có độc không?
Hoa huệ có độc không?
Hoa huệ có nhiều loài với nhiều màu hoa khác nhau như đỏ, hồng phấn, vàng, cam, trắng. Thời điểm mùa xuân, hầu hết các gia đình đều lựa chọn hoa huệ đỏ để chơi và thưởng thức.
Trong khoa học, hoa huệ đỏ được gọi là Huệ lili (Tên khoa học là Hippeastrum puniceum). Đây là loài hoa được trồng phổ biến, có hoa màu đỏ sặc sỡ mọc ra từ thân hành.
Huệ lili được rất nhiều người yêu thích vì sức sống bền bỉ và màu hoa đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM cảnh báo, trong số những loại cây cảnh được trồng phổ biến hiện nay có nhiều loài chứa chất độc ây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn phải với lượng lớn. Và Huệ lili cũng không ngoại lệ, củ của loài hoa này có chất độc lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn vào. Nuốt phải nhựa cây có thể gây nôn mửa, tiếp xúc trực tiếp gây bỏng rát, ngứa da.

Hoa huệ có độc không? Hoa huệ đỏ có chứa chất độc không tốt cho người chơi hoa
Trên thực tế, những cây cảnh, hoa có độc tố không nên loại bỏ hoàn toàn bởi không phải ai cũng bị ngộ độc khi tiếp xúc. Trường hợp bị ngộ độc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như hấp thụ lượng nhiều hay ít, hàm lượng chất độc trong cây cao hay thấp (tùy thuộc vào phương pháp trồng, dinh dưỡng, khí hậu thổ nhưỡng), cơ địa mỗi người (người hệ miễn dịch tốt có thể kháng được độc tố nên không bị ngộ độc)...
Hầu hết trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ngộ độc bởi ăn phải lá, hoa của cây cảnh. Bởi vậy, khi trồng cảnh trong nhà nên đặt chúng ở bệ cao, xa khỏi tầm với của trẻ. Lưu ý dọn sạch quả, hạt, lá của cây rơi xuống vì vẻ đẹp của chúng có thể kích thích trí tò mò của bé. Ngoài ra không nên để cây xanh trong nhà vào buổi tối vì cây nhả khí CO2 có thể gây ngộ độc.
Những loại cây hoa cực độc không nên trồng trong nhà
Cây ngô đồng: Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Cây Thơm ổi: Quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu, thậm chí tử vong.
Hoa đỗ quyên: Tất cả các bộ phận đều có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Từ 100 đến 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Chuỗi ngọc: Toàn thân có chất gucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
Hoa hồng môn: Có độc tố calcium oxalate và csparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
Cẩm tú cầu: Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Xương rồng bát tiên: Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
Thủy tiên: Củ có chất alkaloid gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, thậm chí tử vong khi ăn phải.
Trầu (trầu bà, trầu ông...): Lá và thân có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
Tulip: Củ có chất tulipene, ăn vào sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Lá và củ hoa cẩm tú cầu có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp
Lục bình: Tất cả các bộ phận đều chứa độc, có thể gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
Cây thế kỷ (hay thùa): Theo khuyến cáo trên trang Homeguides, nhựa của cây này khá độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Lá và củ đều có chất độc đường ruột calcium oxalate, gây ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc nếu ăn phải.
Môn kiểng: Toàn thân có chất độc calcium oxalate và asparagine, dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột khi ăn phải.
Môn lá lớn: Tất cả bộ phận trên cây đều chứa chất calcium oxalate asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
Anh Thảo: Củ có chất độc alkaloid gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
Dạ lan: Củ có độc tố alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
Xương rồng kiểng: Nhựa gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, ăn vào có thể gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa.
Trúc đào: Toàn thân có chất cực độc oleandrin, neriin gây ngộ độc khi chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê, thậm chí tử vong.
Bã đậu: Nhựa cây màu trắng đục, có độc, được dùng làm thuốc diệt trùng.
Ngoắt nghẻo: Củ và cây có chất kịch độc colchicine cùng một số alkaloid khác. Nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, mất cảm giác, hôn mê, thậm chí tử vong.
Một số loại cà kiểng (chẳng hạn như cà độc dược): Loài thực vật này được còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường, người tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
Lưu ly: Cũng giống như cà độc dược, hoa lưu ly chứa chất độc có thể gây ngứa, nổi mẩn, chóng mặt, nhức đầu, ảo giác, hôn mê.

Dù có vẻ ngoài đẹp nhưng hoa lưu ly cũng có khả năng gây độc
Thiên điểu: Hoa và hạt có các chất gây ngộ độc đường ruột, tiếp xúc hoặc ăn vào sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Thông thiên (hay huỳnh liên): Hoa, lá, quả và hạt có độc tố thevetin, neriin, glucozid, ăn vào có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong.
Vạn tuế: Vỏ, ngọn và hạt cây đều chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mãn tính. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong. Lan chuông: Hoa và quả đều chứa chất độc có thể gây tử vong.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Người dân có thể chủ động phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não và thậm chí tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền.February 7 at 3:02 pm -
Ấm lòng tình cảm gửi trao đến thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành
Sáng ngày 23/1/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia làm Trưởng đoàn, đại diện Hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cùng Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đến thăm, chúc Tết thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.January 23 at 2:54 pm -
Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.January 20 at 2:55 pm -
Tưng bừng khai trương cửa hàng Alosuckhoe.vn Vân Nguyễn
Sáng ngày 19/1/2025, cửa hàng AloSuckhoe.vn Vân Nguyễn đã chính thức khai trương tại Phố Xuân Tràng, Đồng Than, Yên Mỹ, Hưng Yên, đánh dấu một cột mốc mới trong hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây là một trong những nỗ lực không ngừng của hệ thống AloSuckhoe.vn nhằm mang lại giải pháp sức khỏe toàn diện cho người dân địa phương.January 20 at 11:14 am