Hoa cẩm chướng có độc không?

Hoa cẩm chướng có độc không? Trong Đông y, hoa cẩm chướng có vị đắng, tính hàn giúp lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu...
28/02/2018 14:59

Hoa cẩm chướng có độc không?

Hoa cẩm chướng có hai loại là loại hoa đơn và cánh kép, màu sắc rất đa dạng như: màu trắng điểm pha sắc hồng, hường, đỏ, vàng và cam. Chúng thường ra hoa vào mùa xuân hay mùa hè, có khi đến tận mùa đông nếu thời tiết không quá lạnh. Hoa cẩm chướng còn được gọi là hoa nhàu, cù mạch...

Hoa cam chuong co doc khong 2

Hoa cẩm chướng có độc không? Hoa cẩm chướng có hai loại hoa đơn và cánh kép

Trong hoa cẩm chướng được tìm thấy tinh dầu eugenol, phenylethylalcohol, benzyl benzoate, benzyl salicylate, methyl salicylate cùng các saponin và các sắc tố loại anthocyanin, heptacosan.

Thân cây hoa cẩm chướng có chứa saponins như barbatosid A và B, aglycon của 2 loại saponin này là quillaic axit. Diachinoisid C và D. Ngoài ra, còn có flavonoid như astragalin, kaempferol-3-O-beta-sophorid... Peptid vòng như Dianthin từ C đến F, Longicalycinin A cùng các hợp chất phức tạp như vaccarosid A và dianosid A, G.

Tại đọt non chứa các chất đường như arabinose, fucose, galactose, glucose, rhamnose, mannose...

Hoa cam chuong co doc khong 3

Hoa cẩm chướng có độc không? Hoa cẩm chướng có vị đắng, tính hàn có tác dụng lợi tiểu...

Hạt của hoa có chứa đường hữu cơ như stachyose, sucrose, raffinose và lychonose...

Theo Đông y, hoa cẩm chướng có vị đắng, tính hàn có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh, phù thũng, trừ giun... Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng gây sảy thai.

Tác dụng của hoa cẩm chướng

Tiêu diệt các tế bào ung thư

Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Kaohsiung ghi nhận các peptid vòng (Dianthin C-F) và dianthramid trích được từ Dianthus superbus bằng methanol, có hoạt tính diệt được tế bào ung thư gan dòng Hep G2. Ngoài ra pepid vòng longicalycinin cũng có hoạt tính tương tự.

Hoa cam chuong co doc khong 4

Hoa cẩm chướng có độc không? Hoa cẩm chướng có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư

Tiêu diệt nấm của Dianthus caryophyllus

Các phenol chiết xuất từ hoa cẩm chướng có hoạt tính ngăn cản sự tăng trưởng của nấm Fusarium oxysporum. Hoạt tính này được chứng minh là do các chất chuyển hóa loại benzoic axit như protocatechuic axit, vanillic axit. Ngoài ra, hợp chất loại flavon datiscetin (3, 5, 7, 2’ – tetrahydroxyflavone) trong hoa, có tác dụng chống nấm mạnh nhất.

Kháng siêu vi HIV

Nghiên cứu tại Khoa Sinh Hóa, Đại học Y khoa New York ghi nhận 2 loại protein ly trích từ lá cẩm nhung (D. caryophyllus) đặt tên là DAPs 30 và 32 (Dianthus Anti - HIV Protein, có phân tử lượng 30 và 32 kDa) có hoạt tính ngăn chặn sự tái tổ hợp virus và chống nhiễm bệnh do HIV. Hoạt tính này tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, ít gây các phản ứng phụ độc hại, và tác động trực tiếp vào hoạt động biến dưỡng của siêu vi khuẩn. Liều kháng HIV của DAPs 30 là ID50 = 0,85 nM và của DAPs 32 là 0,71. DAPs 30 và 32 còn ức chế sự tổng hợp protein do các tế bào dòng CD30.

Hoa cam chuong co doc khong 5

Hoa cẩm chướng có tác dụng kháng siêu vi HIV

Tác dụng lợi tiểu

Nước sắc D. superbus (hay D. chinensis) có hoạt tính gây lợi tiểu rõ rệt nơi một số thú vật thử nghiệm. Hoa cẩm chướng có hoạt tính mạnh nhất và là dược thảo có khả năng gây bài tiết potassium mạnh hơn sodium. Ngoài tác dụng lợi tiểu, D. superbus còn ức chế được vi khuẩn gây bệnh đường tiểu Chlamydia trachomatis ở nồng độ ức chế tối thiểu MICs = 0,122mg/ml.

Tốt cho dạ dày và đường ruột

Nước sắc Dianthus kích thích nhu động ruột ở thỏ và chó thử nghiệm. Hoa là phần của cây có hoạt tính mạnh nhất. Tác dụng này bị đối nghịch do diphenhydramin hay papaverin.

Hỗ trợ tim mạch

Hoa cẩm chướng có hoạt tính ức chế mạnh trên tim của thỏ và của ếch thử nghiệm.

Hoa cam chuong co doc khong

Hoa cẩm chướng có hoạt tính ức chế mạnh trên tim mạch 

Chống ký sinh trùng

Nước sắc cẩm chướng, pha loãng 10% ức chế (in vitro) sán máng Schistosoma.

Theo Kee Chang Huang (The Pharmacology of Chinese Herbs): cù mạch (phần cây trên mặt đất, phơi khô) hoặc tinh dầu có các hoạt tính làm hạ nhiệt, lợi tiểu, dùng để trị nhiễm trùng đường tiểu và trị tiểu ra máu. Nước sắc, phối hợp với CaCO3, có tác dụng trị ung thư thực quản và ung thư ruột già.

comment Bình luận

largeer