Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng thăm nhà thờ họ Bùi tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Ngày 24/2, Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (GDCSSKCĐ) Việt Nam đã tới thăm nhà thờ tổ họ Bùi tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
25/02/2023 16:03

Nhà thờ tổ này được xây dựng trên khu đất rộng 35.000m2, có quy mô lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Tổng kinh phí xây dựng nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam hơn 200 tỷ đồng.

Empty

Khuôn viên sân chính của nhà thờ có thể chứa được 800-1000 người. Nhà bia, cổng tam quan và bia đá tạo nên các công trình độc đáo với các chi tiết cầu kỳ.

Empty

9 bức tranh chạm khắc rồng được đặt tại vách tường phía trước của nhà thờ họ Bùi Việt Nam. Mỗi bức tranh có kích cỡ: 1-1,5m.

Empty

Không gian chính của nhà thờ tổ bố trí ở tầng 2. Tại tầng 2 được chia làm 7 gian thờ tự. Khu vực này có tổng cộng 42 chiếc cột gỗ, trong đó 1 cột bằng gỗ trắc, 41 cột còn lại hoàn toàn bằng gỗ lim, cao gần 10m. Bức hoành phi, câu đối, cửa võng... được sơn son thếp vàng.

Empty

Các vách gỗ không làm theo cách thông thường mà làm thành các bức chạm tuyệt đẹp giới thiệu về truyền thống và 34 danh nhân họ Bùi đã góp công sức xây dựng đất nước từ hàng ngàn năm qua.

Empty

Bên ngoài vách gỗ được chạm về những hoạt động tiêu biểu của văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam như gói bánh chưng, rước kiệu, cấy lúa...

Empty

Toàn bộ rui mè, kì, kèo, cột cho đến khung cửa, cánh cửa thưng, vách, các chi tiết khác được sử dụng gỗ lim quý hiếm nhập từ nước ngoài. Trong đó, những thớ gỗ lim quý hiếm, to dài, nặng hơn 1 tấn được dùng toàn bộ cho không gian nhà từ đường chính.

Empty

Các chi tiết họa tiết hoa văn được các nghệ nhân bậc nhất chạm khắc từ gỗ lim quý rất tinh xảo, đạt độ thẩm mỹ cao. Họa tiết đầu rồng ở các cột thể hiện sự uy nghi, sức mạnh và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Empty

Một điểm nhấn khác ở khu vực thờ tự chính là đôi lục bình cao hơn 3m, trị giá 1,8 tỷ do một nghệ nhân họ Bùi người Hải Phòng chế tác từ chất liệu quý. Đây cũng là một trong những đôi lọ lục bình cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn có chuông, trống ở hai bên. Chiếc trống sấm mang ý nghĩa tiếng trống của trời.

Empty

Đây là nơi diễn ra việc cúng tế tổ tiên cũng như thực hiện các công việc chung của dòng họ Bùi cho 63 tỉnh thành và cả ngoài nước. Vì vậy, quy mô nhà thờ rất lớn, đáp ứng được nhu cầu tế lễ, sinh hoạt văn hóa, tâm linh cho tất cả con em họ Bùi.

Empty

Khuôn viên nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam được phủ xanh bởi cây cảnh, trong đó có nhiều loại cây quý hiếm. Trong ảnh là một trong 2 cây vạn tuế được nhập từ Nhật Bản, giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Empty

Hai bên nhà thờ chính là nhà tả vu và hữu vu, mỗi nhà rộng 277m2. Nhà tả vu có chức năng là nhà truyền thống - tôn vinh các nhân vật họ Bùi vang danh từ thời phong kiến đến nay. Nhà hữu vu là nhà khách để đón tiếp khách đến tham quan, tìm hiểu công trình.

Empty

Bên cạnh đó, nhà thờ tổ họ Bùi còn có 4 nhà bia: Văn bia nhà thờ, bia công đức, bia tiến sỹ họ Bùi, bia Võ tướng- Đại thân- Danh nhân họ Bùi. 

Empty

Tường bao sử dụng đá nguyên khối. Vật liệu đá và gỗ đều được chạm khắc công phu tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.

Empty

Các cột đá hàng hiên hình lục giác có tỉ lệ rất đẹp và được chạm khắc tinh xảo, tạo nên 1 không gian uy nghiêm, trang trọng cho nhà thờ. Công trình do một kiến trúc sư họ Bùi thiết kế và thi công. Thời gian thiết kế khoảng 4 tháng, xây dựng trong 2 năm 3 tháng.

Empty

Ông Nguyễn Hồng Quân - Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam cho biết: "Hội GDCSSKCĐ Việt Nam là tổ chức xã hội tự nguyện, ra đời cách đây 15 năm do Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập, điều lệ cũng do Bộ Nội vụ phê duyệt có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động chuyên môn là Bộ Y tế. Người đầu tiên sáng lập ra Hội GDCSSKCĐ Việt Nam là cụ Vũ Oanh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, lão thành Cách mạng. Từ nhiệm kỳ thứ 2, tôi thay cụ làm Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam, là nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 

Empty

Hội GDCSSKCĐ Việt Nam với tôn chỉ mục đích là đồng tâm hiệp lực vì sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nhân cao chất lượng nòi giống và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đặc biệt, trong Hội GDCSSKCĐ Việt Nam có Ban Kết nối dòng họ do ông Nguyễn Văn Thịnh làm trưởng ban. Hội GDCSSKCĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị các dòng họ Việt Nam lần I, dự định năm nay sẽ tổ chức Hội nghị các dòng họ Việt Nam lần II với tôn chỉ mục đích là đồng tâm hiệp lực để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nên cần có các dòng họ trong đó. Luôn luôn hình thành kỷ cương kết nối trong cộng đồng để tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở tại cộng đồng chứ không phải ở bệnh viện. Giúp mọi người nâng cao nhận thức, tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân để đẩy lùi bệnh tật. Những việc làm này rất có ý nghĩa, điều đó cũng được thừa nhận bởi các cơ quan chức năng Nhà nước.

Empty

Hôm nay, chúng tôi đến đây với mục đích để kết nối các dòng họ để giao lưu, chia sẻ tôn chỉ mục đích rộng rãi trong cộng đồng, trong đó có các dòng họ giúp nâng cao sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần, chất lượng nòi giống, tuyên truyền về kiến thức nâng cao sức khoẻ chủ động, vận động dưỡng sinh. Hy vọng có sự phối hợp giữa họ Bùi và Hội GDCSSKCĐ Việt Nam trong thời gian tới".

Empty

Ông Bùi Quang Ngọc - Đại diện dòng họ Bùi chia sẻ: "Họ Bùi cảm ơn Hội GDCSSKCĐ Việt Nam đã đến thăm và giao lưu, vấn đề chăm sóc sức khoẻ bao giờ cũng cần cho tất cả mọi người và xã hội. Trong dòng họ điều này cũng được đặt lên hàng đầu. Hoạt động chăm sóc sức khoẻ chưa được chú ý, hiện nay hoạt động giao thương, giao lưu, văn hoá, văn nghệ đang thực hiện. Sắp tới, họ Bùi cũng sẽ phối hợp với Hội GDCSSKCĐ Việt Nam nghiên cứu và đẩy mạnh về vấn đề sức khoẻ này".

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer